Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh).
Đề bài: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
Trả lời bài 3 trang 150 SGK văn 8 tập 1
Cách trả lời 1
Những suy nghĩ của tác giả được thể hiện qua 4 câu thơ cuối:
- Ở phần đầu bài thơ là những sự miêu tả còn đến cuối bài thơ, bằng khí phách hiên ngang, xem thường hoàn cảnh, Phan Châu Trinh đã bộc lộ những cảm xúc của mình. Ông thể hiện ý chí của một con người có tầm vóc, dù có phải chịu gian khổ đến đâu cũng quyết không bỏ cuộc
- Từ những hình ảnh này, ta thấy cuối bài thơ hiện lên một hình tượng có tính chất sử thi oai phong, hùng tráng
- Các thức biểu hiện cảm xúc để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nó trong thế tương quan đối lập với những thử thách lớn lao phải chịu đựng.
+ Ở câu 5 – 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng
+ Ở câu 7 – 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX, một công việc mà không phải ai cũng có thể làm được với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như "việc con con"
Tham khảo: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Cách trả lời 2
- Tác giả thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng: khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục.
- Xây dựng tương quan đối lập - cách thức tác giả thể hiện cảm xúc:
+ Đối lập giữa thử thách gian khổ với sự bền chí, tinh thần kiên cường, sẵn sàng đối mặt với thử thách (tháng ngày, mưa nắng >
+ Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước (mưa nắng >
- Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Cách trả lời 3
- Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.
+ Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.
+ Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc c tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.
=> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.
Xem thêm
Bài 2 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét khẩu khí của tác giả.
Bài 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một việc như thế nào?
Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Đập đá ở Côn Lôn tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !