Trang chủ

Bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 05/05/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Làm văn.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiTrình bày cách lập dàn ‎ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Trả lời bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

Trước hết, bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm về bản chất vẫn là một bài văn tự sự bình thường khác. Truy nhiên, trong phần thân bài cần bố trí các đoạn văn miêu tả và biểu cảm để khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật và hoàn cảnh truyện.

Cách trả lời 2 - Đầy đủ

Lưu ý trong cách lập dàn ý một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm :

- Tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường.

- Trong Thân bài, cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

- Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, mục đích chính là góp phần làm sáng rõ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Cách trả lời 3 - Chi tiết

- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

+ Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác (gồm ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài)

+ Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của truyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn văn biểu cảm.

+ Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tá nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật...

+ Trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa các yếu tố tự sự, miêu íả và biểu cảm... mà các yếu tố này luôn đan xen và hỗ trợ cho nhau, tập trung làm rõ chủ đề. Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm góp phần làm “sinh động hoá” cốt truyện, nhân vật và sự việc. Đồng thời nó khiến cho văn bản tự sự sẽ hấp dẫn và truyền cảm hơn.

- Học sinh tự chọn viết đoạn văn.

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Ôn tập phần Làm văn trong chương trình Soạn văn 10.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM