Trang chủ

Bài 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 04/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 146 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 146 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên chi tiết nhất.

Đề bài:

Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó.

Trả lời bài 3 trang 146 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 146 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Niềm vui sướng lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong hai khổ thơ đầu:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

– Khát khao khi trở về với nhân dân

+ Như nai về suối cũ

+ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.

+ Trẻ thơ… gặp sữa.

+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa…

– Những hình ảnh so sánh vừa thơ mộng vừa hài hòa giữa nhu cầu khát vọng của bản thân với hiện thực, với nhu cầu cần sáng tạo.

=> Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống.

Cách trả lời 2

- Khổ thơ thể hiện niềm vui, hạnh phúc lớn lao khi nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

-   Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ chính là chùm so sánh, liên tưởng hết sức phong phú, độc đáo của tác giả. Qua đó làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. Đối với người con ở đây, nhân dân là nơi chan chứa tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu sinh khí, tiếp sức cho anh.

Cách trả lời 3

Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ sau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Tác giả đã tạo ra những hình ảnh giàu tính tượng trưng, mỗi cặp một sắc thái khác nhau để so sánh làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của (mình) khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. Đối với con người ở đây, nhân dân là nơi chứa chan tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu không khí, tiếp sức cho anh.

Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). Cách sắp xếp hàng loạt hình ảnh so sánh cùng hướng tới một ý nghĩa tạo sự nồng nàn, tha thiết.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

***

Bài 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM