Trang chủ

Bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 11/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Câu ghép (tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Câu ghép (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét vé mật lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không ? Vì sao ? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc)?

Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả... 

(Nam Cao, Lão Hạc) 

Trả lời bài 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tha khảo

Trả lời chi tiết

- Hai câu ghép:

  • "Việc thứ nhất: lão thì già… trông coi nó"
  • "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"

- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.

- Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:

  • Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật
  • Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già
  • Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.

Trả lời ngắn gọn

Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho ở đây thành một câu đơn, vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu ở vế câu kia.

Tham khảo thêm một số cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 125 sgk văn 8 tập 1

- Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.

- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc. Phù hợp với cách nói của người già, thường hay nói dài.

- Đúng với tâm trạng của lão Hạc khi túng quẫn với hoàn cảnh hiện tại của mình. Thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, lo trước nghĩ sau của lão Hạc.

Hoặc

- Xét về lập luận có thể tách mỗi vế của các câu ghép ấy thành câu đơn. Vì mỗi vế đã tương đối nội dung biểu đạt.

- Xét về mặt biểu hiện, những câu dài ấy diễn tả thành công tâm trạng nhân vật, phù hợp để thể hiện nhân vật : người già hay nói dài, tính cẩn thận, chu đáo.

Ghi nhớ

- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 125 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Câu ghép (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM