Trang chủ

Bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 12/05/2020 - Cập nhật: 13/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 117 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong những đề bài sau:

Đề 1. Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đề 2. Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ Tự do của nhà thơ P.Ê-luy-a?

Đề 3. Hãy lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.

Trả lời bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1: Chọn đề 1

- MB1: Xuân Quỳnh là cái tên nổi bật trong lớp các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Làm nên sự nổi bật ấy là một hồn thơ độc đáo với những trăn trở về tình yêu và hạnh phúc đời thường của một trái tim phụ nữ nhạy cảm. Điều đó được thể hiện đậm nét trong “Sóng”, kiệt tác trong đời thơ Xuân Quỳnh. Đến với bài thơ, hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu cháy bỏng sẽ đưa ta đến với những vẻ đẹp lấp lánh nhất của trái tim người phụ nữ khi yêu.

- MB2: Đọc thơ tình của Xuân Diệu, chúng ta không thể không vội vã cho kịp những say mê, cuồng nhiệt mà ông hoàng trong thơ tình yêu mang lại. Đọc thơ tình của Xuân Quỳnh, tiêu biểu như bài thơ “Sóng”, chúng ta lại lắng lòng mình sống trong những chiêm nghiệm, khám phá, suy tư rất đỗi sâu lắng. Mọi cung bậc tinh tế rất “Xuân Quỳnh”, rất “phụ nữ” ấy được gửi cả trong hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu cháy bỏng.

- KB1: “Sóng” là hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhất trong bài thơ, hình tượng ấy cũng trở thành nhan đề của tác phẩm. “Sóng” giãi bày mọi thuộc tính phức tạp, bí ẩn và hấp dẫn của tình yêu. Để rồi khi lắng nghe “sóng” lòng của Xuân Quỳnh, dường như ta cũng thấy dậy lên trong chính tâm hồn mình những con sóng chất chứa khát vọng tình yêu của riêng ta.

- KB2: Hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu mãnh liệt mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ còn ào ạt, vang vọng mãi trong tâm tư người đọc. Những con sóng tình yêu chứa chan vẻ đẹp và khát vọng ấy nhất định sẽ đưa con người đến những bến bờ rất xa trong cuộc đời. Đó là bến bờ của hạnh phúc, bến bờ của những cuộc đời ý nghĩa và cháy sáng không nguôi.

Tham khảo: Dàn ý phân tích hình tượng sóng trong bài Sóng

Cách trả lời 2: Chọn đề 1

Mở bài:

1. Xuân Quỳnh, thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hôn nhiên vừa chân thật, vừa sôi nổi mãnh liệt của một trái tim phụ nữ. Sóng là một bài thơ khá tiêu biểu của hồn thơ ấy, được sáng tác vào năm 1967, khi thi sĩ vừa tròn 25 tuổi. Bài thơ là lời tác giả tự nói với mình và nói với mọi người về tình yêu và khát vọng hạnh phúc muôn đời của con người. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, trong thời đại mới – sôi nổi, trẻ trung, chân thực và giàu hi vọng tin tưởng.Tình yêu và biển cả không phải là một nét mới trong thơ ca. Nhưng Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng đẻ nói về tình yêu, hình dung và so sánh với tình yêu. Sóng có đặc trưng động, và đặc trưng này rất thích hợp biểu tượng cho những trạng thái tình cảm mãnh liệt, thiết tha say đắm, day dứt khôn nguôi.

2. Xuân Quỳnh là một trong những nhà  thơ viết về tình yêu hay nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chị đã dể lại nhiều bài thơ tình đặc sắc: Thuyền và biển, Dẫu em biết ràng anh trở lại, Tự hát, Hoa cỏ may, Thơ tình cuối mùa thu.,. Trong đó bài thơ Sóng ngay từ khi ra đời đã được nhiều thế hệ thanh niên ưa thích. Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ đã góp phần diễn tả sức sống, niềm khát khao mãnh liệt của tâm hồn nhà thơ về tình yêu, về cuộc sống.

Kết bài

1.  Như vậy, có thể thấy rõ đặc điểm cửa Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng. Người đọc yêu và thuộc thơ chị có lẽ vì họ tìm thấy nhiều nỗi niềm tha thiết, nhiều ước vọng trong sáng, nhiều niềm vui và khổ đau của tình yêu trong thơ chị. Mà điều đó chỉ có ở những nhà thơ biết và dám giữ lấy cái riêng của mình, và bằng cách đó tạo nên sự cách tân, sự phong phú cho thơ, nhất là thơ tình yêu.

2. Qua hình tượng sóng bài thơ đã bộc lỗ tất cả những cung bậc trong tình yêu cũng những thể hiện tình cảm sắc son, tha thiết, thủy chung cao thường cũng nỗi nhớ của một tình yêu cao thượng và vĩnh cửu. Sóng cũng là tâm hồn của phụ nữ trong tình yêu một tình yêu hiện đại mới mẻ nhưng không tách rời truyền thống. Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở đắm say, một tiếng sóng đẹp đẽ làm tươi thắm cho thi đàn hiện đại Việt Nam.

Tham khảoPhân tích hình tượng sóng trong bài Sóng

Cách trả lời 3: Chọn đề 2

Mở bài:

1. Ê -luy a là một trong những đại diện tiêu biểu của nền thơ hiện đại Pháp. Thơ ông gắn liền với các sự kiện lớn không chỉ làm chao đảo nước Pháp mà còn rung chuyển thế giới. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng nói về tình yêu và khát vọng tự do, điển hình trong số đó là bài Tợ do.

2. Tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Thời cổ đại Hi Lạp, khát vọng tự do chân chính được kết tinh trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê bị xiềng- Et-sin). "Tự do, bình đẳng, bác ái" trở thành khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Khát vọng sống của dân tộc Cu Ba cũng được thể hiện qua câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết", ở Việt Nam là chân lí "Không có gì quí hơn độc lập tự do" (Hồ Chí Minh). Đề tài Tự do càng trở nên cấp bách và mang tính thời sự hơn bao giờ hết khi nó ra đời trong hoàn cảnh nước Pháp đang bị phát xít Đức chiếm đóng, trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống Đức. Với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, Ê-luy-a đã truyền hơi thở thời đai vào "Tự do”.

Kết bài:

1. Bài thơ trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Đức của người Pháp, bởi nó đáp ứng được khát vọng của thời đại, trở thành tiếng nói chung, sự đồng vọng của hàng triệu con tin đang rên xiết vì mất nước. Tự do ở đây không chỉ cho cá nhân tự do mà trước hết là cho dân tộc, trở thành lẽ sống, lay thức tình yêu tự do trong mỗi con người. Người nghệ sĩ - chiến sĩ Ê- luy-a đã giúp người đọc cảm nhận thấm thía hơn giá trị của Tự do. Đó là quyền sống, quyền được sống và quyền được làm người.

2. Như vậy, tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc;Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Vì thế, bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp

Mở rộng: Văn mẫu phân thích bài thơ Tự do

Cách trả lời 4: Chọn đề 3

1. Vợ chồng A Phủ là mội truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc cùa Tô Hoài được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó chăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc Vợ chồng A Phủ, ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và đúng như ai đó đã từng nói, khi Mị cắt dây cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông

2. Có thể nói, khi con người lâm vào bước đường cùng, khi sự sống  và cái chết gần kề gang tấc, người ta thường có những hành động bất ngờ, dữ dội, quyết liệt. Sức mạnh ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài  không chỉ dừng lại ở tình cảm xót thương các nhân vật mà hơn thế nữa, nhà văn còn khắc họa sức sống tiềm tàng, sức trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của hoàn cảnh. Trường hợp hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ “ví dụ tiêu biểu .

Kết bài

1. Thực chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A phủ là một quá trình tự nhận thức: Nhận thức tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội và nhận thức “người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình” cho nên, có thể nói, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, cũng là Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thống lí Pá Tra. Điều đó hoàn toàn đúng với lí luận cũng như thực tiễn thời đại. Dòng đầu liên của tuyên ngôn các Đảng cộng sản F. Ăng ghen từng khẳng định: “Lịch sử loài người là lịch sử đâu tranh giai cấp, áp bức bóc lột của giai cấp thống trị càng nặng nề, sự vùng lên đấu tranh càng mạnh mẽ.”

2. Như vậy, khát vọng sống của Mị vẫn mãnh liệt và nó như ngọn lửa âm ỉ cháy chỉ cần có tác động là nó sẽ bùng cháy. Chính lòng thương người thôi thúc Mị cứu A Phủ và cũng chính vì sợ chết Mị chạy theo A Phủ giải thoát mình. Qua đó ta thấy rõ được vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ.

Tham khảo: Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 3 trang 117 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM