Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thề nguyền - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để chỉ ra tính chất lôgic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
TRẢ LỜI BÀI 3 TRANG 116 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 - Ngắn gọn
- Đoạn trích Thề nguyền có quan hệ chặt chẽ với đoạn trích Trao duyên vì:
+ Sau màn thề nguyền, ước hẹn sự gắn bó của Kim Kiều còn được minh chứng bởi vầng trăng, chén giao bôi
Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục logic quan niệm về tình yêu của Kiều:
+ Khi tình yêu vuột mất, hay ngay cả khi sống cuộc đời hoen ố, Kiều vẫn một mực coi trọng tình đầu
Đoạn trích này là một cơ sở chắc chắn, góp phần hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng sự chung thủy, son sắt trong tình yêu Kiều dành cho Kim
Cách trả lời 2 - Chi tiết
- Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu
- Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều - Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.
Xem thêm: Văn mẫu Phân tích đoạn trích Thề nguyền (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thề nguyền (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !