Trang chủ

Bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 23/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) - Ngữ văn lớp 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) với nhiều lựa chọn cách trình bày khác nhau.

Tham khảo ngay....

Đề bài

: “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

– Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm)

– Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

– Cả hai nghĩa trên.

Trả lời bài 3 trang 116 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Tỏ lòng là bài thơ nói về cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Chính vì thế, món "nợ công danh" mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý "ch­ưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước". Theo quan niệm lí tưởng của trang nam nhi thời phong kiến thì công danh đư­ợc coi là một món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh mới hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nư­ớc. Ở phần cuối của bài thơ, tác giả vẫn "thẹn" vì mình chư­a đ­ược như­ Vũ Hầu Gia Cát Lư­ợng, nghĩa là vẫn muốn lập công lập danh để giúp nư­ớc giúp đời.

Tham khảoNhững bài văn hay phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

Cách trả lời 2

Trong thời kì này, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quan niệm, lối sống của con người, đặc biệt là đấng nam nhi. Sinh ra trong đời, đấng quân tử luôn mang theo mình một món “nợ tang bồng”. Món nợ ấy thể hiện chí làm trai theo tinh thần của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiêp) và lập danh (để lại tiếng thơm). Và ở đây, từ “nợ” còn là nỗi trăn trở của tác giả khi chưa hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước.

Cách trả lời 3

Nam nhi thời phong kiến coi việc lập công (để lại sự nghiệp) và lập danh (để lại tiếng thơm) là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đời. Đây là chí làm trai theo quan niệm Nho giáo. Lập công danh là món nợ của kẻ làm trai. Chừng nào chưa lập được công danh, chưa tạo được tiếng thơm là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Đặt trong xã hội phong kiên thời loạn, đất nước luôn bị họa ngoại xâm, chí làm trai có tác dụng mãnh mẽ, cổ vũ con người từ bỏ lối sống cá nhân, ích kỉ để sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp “bình quốc an dân”, do đó nó mang giá trị tích cực.

Xem thêm

Bài 4 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Phân tích ý nghĩa nỗi "thẹn" trong hai câu thơ cuối.

Bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào?...

Trên đây là chi tiết câu trả lời bài 3 trang 116 SGK ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trình bày theo nhiều cách khác nhau giúp em dễ dàng hiểu tác phẩm và soạn bài Tỏ lòng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM