Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Lao xao (Duy Khán) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Trả lời bài 3 trang 113 SGK văn 6 tập 2
- Những yếu tố vần hoá dân gian trong bài:
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...
- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo
- Chất văn hoá dân gian còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể vể các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn các loài chim trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như của con người (ví dụ: các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo).
- Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (ví dụ: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt…)
----------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 113 SGK ngữ văn 6 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lao xao (Duy Khán) trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.