Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Liên kết câu và liên kết đoạn văn, soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
Trả lời bài 3 trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
“Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mái nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết? (câu 1)
Quê nhà! Có phải nơi đó luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người và của Nguyễn Minh Châu nữa !(Câu 2, 3, 4)
Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dân" ra khỏi phiền nêm nằm, mà anh cảm thấy như mình vừa bay được một nửa Vòng Trái Đất”. Ôm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.
Cốt truyện của “Bến quê" rất bình dị, “bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”. sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.”
Trong đoạn này, câu 1, 2 và 3 liên kết với nhau bằng từ “quê nhà”; câu 4 nối kết bằng cách nhắc tên tác giả viết “ bến quê” (liên kết bằng nội dung) Câu 5 liên kết bằng từ “ bến quê”; phần còn lại liên kết bằng nội dung khi nhắc và phân tích nhân vật chính của truyện Bến Quê.
Trả lời ngắn gọn
- Về nội dung: Mọi câu văn trong đoạn văn đều hướng tới chủ đề là giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Về hình thức: Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết
- Phép thể: Nguyễn Minh Châu - Nhà văn
- Phép nối: Và
Tham khảo thêm 1 số cách trình bày khác
1. - Liên kết nội dung:
- Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.
- Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện
- Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện
- Liên kết hình thức:
- Bến quê - truyện: đồng nghĩa
- Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ
- Tất cả, anh: thế
- Nhà văn - Bến quê: liên tưởng
- Trình tự sắp xếp câu hợp lí (logic)
2. Liên kết về nội dung: Các câu trong đoạn được sắp xếp lô-gíc.
- Câu 1 có vai trò giới thiệu truyện Bến quê.
- Các câu (2), (3), (4), (5), (6) có ý nghĩa bổ sung các chi tiết làm rõ hơn cho câu (1).
Liên kết về hình thức:
- Phép lặp:
- Lặp lại từ truyện ỏ các câu (1), (3), (5), (6).
- Lặp lại các từ tác phẩm ở các câu (1), (4).
- Phép đồng nghĩa: sử dụng từ cùng trường nghĩa: truyện và tác phẩm.
- Phép nối: sử dụng từ nhưng ở đầu câu (6) có tác dụng nối câu (6) với các câu trước đó.
3. - Liên kết nội dung: giới thiệu về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
--------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.