Trang chủ

Bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 08/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

Trả lời bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Gợi ý cách làm

– Tình cảm yêu nước không phải tự nhiên sinh ra là đã có sẵn hoặc không phải do nhận thức lí trí, trừu tượng mà có.

– Tình yêu nước ở mỗi người bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé: đó là tình yêu với những người thân yêu, ruột thịt (ông bà, cha mẹ, anh chị, …); tình yêu đối với làng quê, những con phố nhỏ, nơi chôn rau cắt rốn.

– Tình cảm “nhỏ bé” đó phát triển đến độ sâu sắc, thiết tha trở thành một thứ tình cảm tình thiêng liêng, luôn thường trực trong mỗi con người.

– Yêu nước phải gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đó là cơ sở tạo nên tình cảm lớn: Lòng yêu nước.

Cách trả lời 2

Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Thật vật, tình yêu nước ở mỗi người bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé nhất. Trước hết, đó là tình yêu với những người thân yêu, ruột thịt (ông bà, cha mẹ, anh chị, ...) rồi sau đó mới là tình yêu đối với làng quê, những con phố nhỏ, nơi chôn rau cắt rốn. Điều ấy có nghĩa tình cảm "nhỏ bé" đó phát triển đến độ sâu sắc, thiết tha trở thành một thứ tình cảm tình thiêng liêng, luôn thường trực trong mỗi con người. Yêu nước đồng nghĩa với việc phải gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đó là cơ sở tạo nên tình cảm lớn: Lòng yêu nước. Là một học ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện tốt để có thể góp phần xây dựng đất nước.

Cách trả lời 3

Tình yêu nước cũng gắn bó, gần gũi và bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thuộc “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”. Tình yêu nước không phải điều gì xa lạ, lớn lao, mà nó xuất phát, hình thành từ chính tình thân: tình yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, tình cảm gia đình là nguồn cội để xây đắp tình yêu nước.

Tình yêu nước còn bắt nguồn và hợp thành từ tình cảm với quê hương, với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bởi lẽ, sự gắn bó trong từng hơi thở, hoạt động, quê hương là nơi nuôi dưỡng ta, vì thế yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn cũng chính là yêu nước. Từ nguồn tình cảm nhỏ bé, bình dị, thiết tha đó đã hợp thành tình cảm thiêng liêng luôn chan chứa, thường trực trong mỗi con người.

Yêu nước luôn gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng, tạo nền tảng vững chắc hình thành tình yêu nước, yêu tổ quốc.

-/-

Bài 3 trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM