Trang chủ

Bài 3 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 25/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 103 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Qua đèo ngang

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 103 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Qua đèo ngang ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

Trả lời bài 3 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mây túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều (người đốn củi). Nhà thơ khéo dùng các từ láy lom khom, lác đác, các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia đặc biệt gợi hình và gợi cảm, càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

Cách trình bày 2

- Cảnh vật gồm có: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu

- Cảnh Đèo Ngang rậm rạp, um tùm, hoang vắng: cỏ cây chen đá

- Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi: lác đác chợ mấy nhà, tiều vài chú

- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng

Cách trình bày 3

- Khung cảnh Đèo Ngang :

  • Không gian : Nơi heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, cây cối um tùm rậm rạp ‘cỏ cây chen đá lá chen hoa’’. Núi non trùng trùng điệp điệp, biên cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn.
  • Thời gian : chiều tà, ngày hết = > buồn vắng.

- Âm thanh :

  • Chim đa đa - > gợi nỗi nhớ nhà
  • Chim quốc quốc - > nỗi niềm nhớ nước

= > Âm thanh tăng thêm sự vắng lặng, hiu quạnh, não nùng.

- Cuộc sống con người :

  • tiều vài chú lom khom : nhỏ bé, ít ỏi.
  • chợ mấy nhà : thưa thớt, lèo tèo, xiêu vẹo.
Tìm hiểu thêm

- Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.

- Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 3 trang 103 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Qua đèo ngang  tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM