Trang chủ

Bài 3 mục I trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 3 mục I trang 130 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 mục I trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm chi tiết nhất.

Đề bài:

Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn văn sau thích hợp với việc khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre, hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo hệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Trả lời bài 3 mục I trang 130 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 mục I trang 130 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Đoạn văn sử dụng phép nhân hóa và nhiều động từ.

– Nhịp điệu lời văn khi nhanh, khi chậm tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát.

– Ví dụ:

+ Câu 3 ngắt nhịp liên tiếp kể từng chiến công của tre.

+ Hai câu cuối ngắt nhịp tạo âm hưởng mạnh mẽ dứt khoát khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của cây tre.

Cách trả lời 2

Nhịp điệu lời văn khi nhanh, chậm thể hiện sự hào hứng, niềm vui, tự hào của tác giả đối với hình ảnh cây tre.

– Nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ.

– Nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ).

– Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” tạo điểm nhấn như lời ngợi ca công trạng của cây tre.

Cách trả lời 3

-    Nhịp điệu lời văn lúc nhanh lúc chậm thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương, tươi đẹp.

-   Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép, phù hợp với không khí và tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.

-   Phép nhân hoá về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động (chống, xung phong, giữ hi sinh, bảo vệ).

-   Hai câu cuối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ "tre" đầu câu, đã tạo ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre: làm cho câu văn càng trở nên hùng hồn, mạnh mẽ.

***

Bài 3 mục I trang 130 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM