Trang chủ

Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít trang 117 Kết nối tri thức

Xuất bản: 16/09/2024 - Tác giả:

Bài 24: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít trang 117 Kết nối tri thức đầy đủ câu hỏi giúp học sinh dễ dàng giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trước khi tới lớp

Nội dung chính Tinh thần học tập của nhà Phi-lít: Nhà Phi-líp có truyền thống và các hoạt động bổ ích để duy trì việc học tập cho các thành viên cho gia đình. Bố mẹ Phi-líp là những người quan tâm đến việc dạy và chỉ cho các con cách học tập đúng đắn, tới tận một vị giáo sư đại học dạy Phi-líp cũng có phương pháp giáo dục tương tự cha anh.

* Khởi động

Câu hỏi trang 117: Trao đổi với bạn: Trong việc học, ai là người truyền cảm hứng cho em nhiều nhất?

Trả lời:

Trong việc học, người truyền cảm hứng cho tớ nhiều nhất là bố mẹ. Bố mẹ của tớ người thì học rất giỏi, người thì học không khá bằng nhưng đều nhờ học hành, nghề nghiệp để nuôi cả gia đình, nuôi tớ ăn học. Tớ rất ngưỡng mộ bố mẹ và muốn học giỏi, giúp đỡ lại bố mẹ.

Văn bản: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít

Phi-lít sinh ra và lớn lên trong một thị trấn nhỏ cùng bố mẹ và anh trai. Cậu bé rất ham học hỏi. Cậu hăng say nghiền ngẫm mọi cuốn sách hay tờ báo mình có được. Cậu luôn tập trung lắng nghe mọi người trong thị trấn chuyện trò để biết được thế giới bên ngoài. Phi-lít được như vậy là nhờ cách giáo dục của cha.

Cha Phi-lít luôn cho rằng, điều đáng buồn nhất là cả ngày không học được thứ gì. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy tinh thần học tập cho cả gia đình, ông yêu cầu mỗi ngày ai cũng phải học được kiến thức mới, rồi trao đổi với nhau sau bữa tối. Chẳng hạn một hôm, như thường lệ, cha Phi-lít nói:

– Phi-lít, hãy cho cha biết hôm nay con học được gì mới.

– Con biết được dân số Nê-pan là bao nhiêu. – Phi-lít dáp.

– Dân số của Nê-pan à? Ừ, tốt lắm! – Cha cậu nói.

Sau đó, cha quay sang hỏi mẹ:

– Mẹ nó có biết dân số của Nê-pan là bao nhiêu không?

Mẹ cậu cười, hỏi lại:

– Nê-pan ư? Nó ở đâu nhỉ?

– Phi-lít! – Cha nói. – Con mang bản đồ thế giới ra đây, chúng ta cùng xem vị trí địa lí của Nê-pan nhé!

Tấm bản đồ được trải ra nền nhà. Cả nhà xúm lại tìm xem Nê-pan ở đâu.

Thời thơ ấu, Phi-lít chưa thấy được lợi ích của phương pháp học tập đó. Sau này, Phi-lít thi đỗ đại học. Cậu theo học một số vị giáo sư nổi tiếng. Điều khiến cậu thấy thú vị là có những kiến thức các giáo sư dạy khá giống với thứ cha từng yêu cầu cậu học, chỉ là phát triển hơn lên mà thôi.

(Theo Trương Cần)

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 118: Ở đoạn mở đầu của câu chuyện, Phi-lít được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Ở đoạn mở đầu của câu chuyện, Phi-lít được giới thiệu: là người sinh ra và lớn lên trong một thị trấn nhỏ cùng bố mẹ và anh trai; cậu có sở thích rất ham học hỏi, hăng say nghiền ngẫm mọi cuốn sách hay tờ báo có được; tập trung lắng nghe mọi người trong thị trấn chuyện trò để biết được thế giới bên ngoài.

Câu 2 trang 118: Cha Phi-lít yêu cầu cả gia đình làm gì mỗi ngày? Vì sao?

Trả lời:

Cha Phi-lít yêu cầu cả gia đình mỗi ngày ai cũng phải học được kiến thức mới, rồi trao đổi với nhau sau bữa tối. Vì ông cho rằng nếu cả ngày không học được thứ gì thì là điều đáng buồn và không thể phát huy tinh thần học tập cho cả gia đình được.

Câu 3 trang 118: Em có nhận xét gì về việc cả gia đình Phi-lít xúm lại xem bản đồ thế giới?

Trả lời:

Việc cả gia đình Phi-lít xúm lại xem bản đồ thế giới trông rất vui, gia đình cùng tiến bộ, cùng cố gắng, bố mẹ của Phi-lít rất tâm lí khi có ý muốn học cùng các con; Phi-lít và anh trai rất chăm chỉ khi chú ý làm theo lời bố dặn, cùng nhau khám phá những điều mới mẻ.

Câu 4 trang 118: Phương pháp học tập của gia đình mang lại lợi ích gì cho Phi-lít?

Trả lời:

Phương pháp học tập của gia đình giúp Phi-lít đỗ đại học, cậu có thể thuận lợi theo học một giáo sư nổi tiếng có phương pháp dạy học tương tự cha mình, có điều là những thứ phát triển hơn lên.

Câu 5 trang 118: Em muốn điều chỉnh những gì về cách học của mình sau khi đọc câu chuyện Tinh thần học tập của nhà Phi-lít?

Trả lời:

Sau khi đọc câu chuyện Tinh thần học tập của nhà Phi-lít, em muốn điều chỉnh cách học của mình:

– Chăm chỉ tìm kiếm những thông tin, kiến thức mới mỗi ngày;

– Cùng chia sẻ kiến thức mới học được cho các thành viên trong gia đình;

– Lắng nghe những câu chuyện, tin tức thời sự có ở xung quanh mình, trong nước và tin tức quốc tế thường xuyên.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 119: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn sau và cho biết chúng được dùng để chỉ ai.

Phi-lít! – Cha nói. – Con mang bản đồ thế giới ra đây, chúng ta cùng xem vị trí địa lí của Nê-pan nhé!

Trả lời:

Đại từ xưng hô trong đoạn là: con, chúng ta.

Trong đó, con chỉ Phi-lít; chúng ta chỉ Phi-lít và cha.

Câu 2 trang 119: Chọn từ thích hợp thay cho bông hoa.

kiến thức

trí thức

trí nhớ

a.  là người chuyên làm việc trí óc và có tri thức chuyên môn.

b.  là những hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có được.

c.  là khả năng giữ lại và tái hiện ra trong trí óc những điều đã biết, đã trải qua.

Trả lời:

a. trí thức là người chuyên làm việc trí óc và có tri thức chuyên môn.

b. kiến thức là những hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có được.

c. trí nhớ là khả năng giữ lại và tái hiện ra trong trí óc những điều đã biết, đã trải qua.

Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 119

Câu 1 trang 119: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Trả lời:

Em nghe thầy cô giáo nhận xét chung về đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em viết.

Câu 2 trang 119: Đọc lại bài viết của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Trả lời:

Em đọc lại bài viết của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

Câu 3 trang 119: Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm của nhau.

Trả lời:

Em trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm của nhau.

Câu 4 trang 119: Viết lại một số câu văn trong bài của em cho hay hơn. Có thể tham khảo các câu văn dưới đây:

Câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí mang đến cho tôi nhiều cảm xúc khó quên. Tôi đã lo lắng, đã hồi hộp, đã khóc, cười theo từng bước chân của chú dế. Gập trang sách lại, tôi vẫn hình dung ra hình ảnh một chú Dế Mèn vốn kiêu căng, thiếu chín chắn đã dần trưởng thành mỗi ngày.

(Gia Bách)

Trả lời:

Cuộc sống tốt đẹp sẽ do chính bản thân mỗi người tự gây dựng nên: người làm điều thiện sẽ gặp việc thiện, người tốt giúp đỡ; người buồn chán, ghen tuông sẽ luôn trăn trở, không yên lòng với những mối bận tâm từ bản thân họ. Từ câu chuyện, em thấy mình cần nỗ lực rèn cho mình một phẩm chất tốt đẹp, một lòng yêu thương và chan hoà: có nhiều người bạn, yêu thương bố mẹ và anh chị em, giúp đỡ những người xung quanh,…

Nói và nghe: Lợi ích của tự học trang 120

Yêu cầu: Thảo luận "Việc tự học đem đến cho chúng ta những lợi ích gì?”.

Câu 1: Chuẩn bị.

– Trả lời câu hỏi: Thế nào là tự học?

– Tìm hiểu những tấm gương tự học và thành công nhờ tự học.

– Ghi chép những ý kiến dự định phát biểu.

Trả lời:

Em chuẩn bị:

– Tự học là quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác.

– Những tấm gương tự học và thành công nhờ tự học: Chủ tịch Hồ Chí Minh (bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Nga, Pháp…, dù là khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết,… ở đâu và làm gì, Bác đều tranh thủ để tự học; Bác đến thư viện đọc sách, nghe những buổi nói chuyện trau dồi kiến thức); Nguyễn Ngọc Ký – một nhà giáo ưu tú Việt Nam (nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh, bị bệnh và liệt cả hai tay nhưng ông cố gắng học tập từ hai đôi bàn chân – luyện viết, làm việc nhà bằng chân – được trao tặng Huy hiệu cao quý của Bác Hồ; tham gia kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5 năm 1963 – được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2… và nhiều thành tích tự hào khác).

Câu 2: Thảo luận.

a. Nêu cách hiểu về tự học.

b. Trình bày lợi ích của tự học.

c. Lấy ví dụ về những tấm gương tự học (Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Tạ Quang Bửu,…).

d. Chia sẻ cách tự học hiệu quả.

Trả lời:

Dựa vào gợi ý và phần chuẩn bị ở phần 1, em thảo luận với các bạn về tự học, lợi ích của tự học và ví dụ về những tấm gương tự học tiêu biểu.

Câu 3: Đánh giá.

Trả lời:

Em và các bạn đánh giá về hoạt động thảo luận: kết quả thảo luận, người thảo luận tích cực, ý kiến của ai là hay nhất,…

* Vận dụng

Câu hỏi: Chia sẻ với người thân về cách tự học của em.

Trả lời:

Em chia sẻ với người thân về cách tự học của em: em lập rõ mục tiêu học tập, lên kế hoạch học tập ở nhà song song với thời khoá biểu trên lớp, em tự đề ra hình phạt khi mình làm sai thời gian biểu đã định cho việc học, em thường xuyên tự kiểm tra kiến thức học mỗi tháng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM