Câu 3 trang 153 SGK Lịch Sử 11
Trả lời câu 3 trang 153 sgk Sử 11 - Lý do nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
Ôn tập kiến thức lịch sử 11 bài 24 - Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và hướng dẫn soạn sử lớp 11 gồm các bài tập trang 147 đến trang 153 SGK.
1. Những biến động về kinh tế
- Pháp tăng cường vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ⇒ tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
- Công nghiệp:
- Thương nghiệp: tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do => công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển.
- Nông nghiệp từ chỗ độc canh cấy lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,...
2. Tình hình phân hóa xã hội
Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam.
- Giai cấp nông dân:
- Giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng.
- Tư sản Việt Nam trong một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Họ lập cơ quan ngôn luận riêng như các báo Diễn đàn bản xư, Đại Việt….nhằm bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước.
- Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
- Năm 1914, do tình hình thế giới và trong nươc có nhiều thay đổi, Việt Nam Quang phục hội đã tổ chức nhiều cuộc bạo động.
- Hoạt động tiêu biểu:
- Kết quả: các hoạt động đấu tranh đều lần lượt thất bại ⇒ Việt Nam Quang phục hội tan rã sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai năm 1916.
➜ Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?
2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)
- Trần Cao Vân đã bị tù vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908. Mãn hạn, ông bí mật liên hệ với Thái Phiên để xúc tiến khởi nghĩa. Hai ông đã mời vua Duy Tân tham gia với tư cách là người lãnh đạo tối cao cuộc khởi nghĩa.
- Nhân dân Trung Kì, đặc biệt là số binh lính người Việt đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Thái Phiên và Trần Cao Vân, ráo riết chuẩn bị ngày khởi sự.
- Khởi nghĩa dự định vào giữa tháng 5/1916, nhưng kế hoạch bị lộ ⇒ Pháp ra lệnh đóng cửa trại lính, tước vũ khí của binh lính người Việt, lùng bắt những người yêu nước. Thái Phiên, Trần Cao Vân và vua Duy Tân bị giặc bắt. Nghĩa binh ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi nổi dậy, nhưng thiếu người lãnh đạo nên tan rã nhanh chóng.
➜ Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?
3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)
Nguyên nhân: Binh lính người Việt được giác ngộ bởi lý tưởng yêu nước, đấu tranh cách mạng.
Lãnh đạo: Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.
Địa bàn đấu tranh: Thái Nguyên.
Lực lượng tham gia: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Diễn biến chính:
4. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số
- Tại Tây Bắc, từ 1914 – 1916, bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái.
- Năm 1918, đồng bào Mông vùng Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 4 năm, buộc chính quyền thực dân phải nới rộng ách kìm kẹp, áp bức đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.
- Ở vùng Đông Bắc, binh lính dồn Bình Liêu nổi dậy (11/1918), lôi cuốn đông đảo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao ở địa phương tham gia. Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa này.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N’Trang Long (từ 1916 – 1935).
➜ Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?
5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì
- Phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì tồn tại trong các tổ chức hội kín như Thiên địa hội, Nghĩa hòa đoàn, Phục hưng hội….
- Các hội kín thường núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để tuyên truyền, vận động và hoạt động trong quần chúng , chủ yếu là nông dân.
- Năm 1913 đã có 600 nông dân các tỉnh Gia Định, Tân An, Vĩnh Long….mặc áo bà ba trắng, đeo bùa chú, kéo vào Sài Gòn định đánh chiếm công sở, rồi đưa Phan Xích Long lên ngôi. Đoàn người bị đàn áp. Phan Xích Long bị giam giữ trong Khám lớn Sài Gòn.
- Đêm 14/2/1916, mấy trăm người ăn mặc giống nhau (áo cánh đen, quần trắng, khăn trắng quấn cổ), mỗi người đều có gươm hoặc giáo và bùa hộ mệnh, chia làm nhiều ngả tiến vào Sài Gòn. Quân địch đã phản công quyết liệt, nghĩa quân buộc phải rút lui.
- Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân, diễn ra quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại.
➜ Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động ?
Bảng thống kê các phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất
Phong trào | Lãnh đạo | Lực lượng | Hoạt động | Kết quả - Ý nghĩa |
---|---|---|---|---|
Việt Nam Quang phục hội | Phan Bội Châu | Công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam | - Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái...; - Phá nhà ngục Lao Bảo. | Thất bại và tan rã năm 1916. |
Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) | Vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân | Nhân dân và binh lính ở Trung Kì | Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại. | Cả ba ông bị bắt |
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên | Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến | Tù chính trị và binh lính người Việt | - Đêm 30 rạng 31.08.1817, qưân khởi nghĩa kiểm soát toàn bộ thị xã (trừ trại lính Pháp), giương cờ "Nam binh phục quốc", phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi khôi phục nền độc lập của đất nước | Pháp đưa 2000 lính đán áp. nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 6 tháng thì thất bại |
Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ | Phan Xích Long | Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì | Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long | Thất bại vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến |
Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số | Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng) | Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên | - 1914 - 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc. - 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa - 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao... - Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm. | Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. |
1. Phong trào công nhân
- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân đã kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
⇒ Phong trào công nhân trong những năm 1914 - 1919 đã mang những nét riêng, thế hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, phong trào còn mang tính tự phát.
2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước:
- Nguyễn Tất thành sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.
- Mảnh đất quê hương của Nguyễn Tất Thành (Làng Kim Liên nay thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là một miền quê có truyền thống đấu tranh quật khởi.
- Nguyễn Tất thành sinh ra và lớn lên trong cảnh: nước mất, nhà tan; các phong trào đấu tranh yêu nước diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại; phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo...
⇒ Tất cả những yếu tố về: truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và vận nước nguy nan đã hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
⇒ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1917
- Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp.
⇒ Ý nghĩa: là quá trình khảo nghiệm để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
➜ Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
➜ Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
---------------------------------------------
Trên đây là những kiến thức lý thuyết sẽ các em bổ sung lại các kiến thức đã được học trên lớp. Phần tiếp theo, mời các em cùng xem những hướng dẫn giải bài tập bài lịch sử 11 bài 24 gồm các câu hỏi cùng bài tập trang 147 đến trang 153 sách giáo khoa lịch sử lớp 11
Trả lời câu 3 trang 153 sgk Sử 11 - Lý do nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
Trả lời câu 2 trang 153 sgk sử 11 - Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh
Trả lời câu 1 trang 153 sgk sử 11 - Những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời câu hỏi 2 trang 153 SGK Sử 11 - Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
Trả lời câu hỏi 1 trang 153 SGK Sử 11 - Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
Trả lời câu 3 trang 151 SGK Sử 11 - Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động ?
Trả lời câu 2 trang 151 SGK Sử 11 - Ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trả lời câu hỏi thảo luận 1 trang 151 SGK Sử 11 - Những cuộc khởi nghĩa lớn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trả lời câu hỏi trang 150 SGK Sử 11: Việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi 2 trang 149 SGK Sử 11: Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?