Trang chủ

Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Xuất bản: 27/09/2018 - Cập nhật: 02/10/2018 - Tác giả: Hải Yến

Hướng dẫn làm bài 20 sinh học lớp 10: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Quan sát tiêu bản rễ hành:


Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân:

+ Kì đầu:

    -    NST kép co ngắn, đóng xoắn

    -    Màng nhân, nhân con biến mất

    -    Trung tử tiến về hai cực của tế bào, thoi tơ vô sắc dần hình thành

+ Kì giữa:

    -    Thoi tơ vô sắc hình thành

    -    NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau:

    -    Hai cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối:

    -    NST đơn dãn xoắn

    -    Màng nhân, nhân con xuất hiện

    -    Kết thúc kì cuối cũng là hoàn thành quá trình phân chia vật chất di truyền

Câu hỏi thu hoạch:

Tại sao cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?

Trả lời:

Mặc dù cùng là 1 kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có sự khác biệt là do:

    -    Góc độ quan sát khác nhau.

    -    Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

TẢI VỀ