Trang chủ

Bài 2 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 01/06/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả chi tiết nhất.

Đề bài:

Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

Trả lời bài 2 trang 99 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 99 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng.

1. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:

- "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.

- "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

- "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

2. Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:

Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …

Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - miền ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …

3. Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài

- Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.

- Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.

- Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.

4. Tập thơ "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

- "Ra trận" bản hùmg ca về "Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời".

- "Máu và hoa" ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.

5. Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả với những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân.

Cách trả lời 2

Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng Việt Nam:

1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)

– Vị trí: là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu

– Gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

* Máu lửa

– Hoàn cảnh sáng tác: thời kì mặt trận dân chủ.

– Nội dung:

+ Tâm sự của thanh niên đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời.

+ Tấm lòng cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội.

+ Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh.

* Xiềng xích

– Hoàn cảnh sáng tác: những bài sáng tác trong nhà lao lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên.

– Nội dung:

+ Thể hiện tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do.

+ Là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục chiến đấu ngay trong hoàn cảnh lao tù.

* Giải phóng

– Hoàn cảnh sáng tác: từ khi Tố Hữu đã vượt ngục đến với ngày đầu giải phóng vĩ đại của dân tộc.

– Nội dung: ca ngợi thắng lợi của cách mạng, ca ngợi nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, khẳng định niềm tin vững chắc vào chế độ mới.

2. Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954)

– Hoàn cảnh sáng tác: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì.

– Nội dung:

+ Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

+ Thể hiện tình cảm lớn, sâu đậm như tình quân dân, tình cảm tuyền tuyến hậu phương.

3. Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)

– Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc khôi phục chế độ kinh tế và tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ.

– Nội dung:

+ Ghi sâu ân tình cách mạng đã hồi sinh hững cuộc đời trong bóng tối.

+ Miền Bắc bước vào cuộc sống mới, tràn đầy niềm vui.

+ Tình cảm thiết tha, sâu sắc với miền Nam ruột thịt

4. Hai tập thơ Ra trận; Máu và hoa

– Hoàn cảnh sáng tác: cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Nội dung:

+ Tập Ra trận là bản anh hùng ca về miền Nam trong lửa đạn sáng ngời.

+ Tập Máu và hoa ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương, xứ sở cũng như của mỗi con người Việt Nam mới.

5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

– Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng và đổi mới.

– Nội dung:

+ Thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.

+ Nhà thơ vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng.

Cách trả lời 3

Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động, cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng.

1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)

-   Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.

+ "Máu lửa" sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.

+ "Xiềng xích" sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

+ "Giải phóng" sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)

- Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi.

- Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.

3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)

Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước tình cảm quốc tế vô sản.

4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)

-   Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa cổ vũ, động viên  cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ.

-    Các tác phẩm  mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca.

5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999)

-    Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết - tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc - Phần 1: Tác giả tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM