Trang chủ

Bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 2 (Vị ngữ)

Xuất bản: 21/04/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn Soạn bài các thành phần chính của câu (Vị ngữ)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 92 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần trả lời câu hỏi vị ngữ, soạn bài Các thành phần chính của câu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dẫn dưới đây.

Gợi ý:

– Vị ngữ là từ hay cụm từ?

– Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc từ loại nào?

– Nếu vị ngữ là cụm từ thì đó là cụm từ loại nào?

– Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?

a) Một buổi chiều, tôi ra đứng trước cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

(Tô Hoài)

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam […]. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

(Thép Mới)

Trả lời bài 2 trang 92 SGK văn 6 tập 2

Phân tích cấu tạo của vị ngữ:

a) Ra đứng của hang như mọi khi xem hoàng hôn xuống

→ Vị ngữ là cụm động từ.

b) Nằm sát bên bờ sông, ồn ào , đông vui, tấp nập

→ Vị ngữ là cụm động từ.

c) Là người bạn thân của nông dân Việt Nam

→ Vị ngữ là cụm danh từ.

Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau

→ Vị ngữ là cụm động từ.

Nhận xét:

Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), danh từ (cụm danh từ). Mỗi câu có thể có nhiều vị ngữ (câu a) “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”)

Ghi nhớ

Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, làm sao?, Như thế nào? Hoặc Là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc tụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

-----------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 92 SGK ngữ văn 6 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Các thành phần chính của câu trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM