Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
a) Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?
b) Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hoá các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?
Trả lời bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Văn học Việt Nam có hai truyền thống lớn: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Đóng góp mới: tinh thần dân chủ.
Tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới: quan tâm tới những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than. Các nhà văn thế hệ từ 1930 đến 1945 không chỉ tố cáo áp bức bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.
b) Trong giai đoạn văn học này, xuất hiện nhiều những thể loại mới như phóng sự, lí luận phê bình văn học và những thể loại cũ có sự biến chuyển như tiểu thuyết, thơ. Có thể nói, sự cách tân hiện đại hóa về thể loại thể hiện rõ nhất ở thơ và tiểu thuyết.
Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn, kết cấu theo kiểu chương hồi và theo công thức, kết thúc có hậu, truyện được thuật theo trình tư thời gian; nhân vật thường phân tuyến rạch ròi, câu văn theo lối biền ngẫu… Trong khi đó, tiểu thuyết xóa bỏ những đặc điểm trên. Tiểu thuyết hiện đại lấy tính cách nhân vật trung tâm, chú trọng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết trần thuật theo thời gian tự nhiên mà rất linh hoạt, kết thúc thường không có hậu, bỏ những ước lệ, dùng bút pháp tả thực, lời văn tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày…
Thơ mới khác thơ trung đại ở chỗ nó phá bỏ các quy phạm chặt chẽ hệ thống ước lệ của thơ trung đại (về niêm, luật, điển cố, hình ảnh ước lệ…) Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân trước cuộc đời, tạo vật.
Cách trình bày 2
a.
- Văn học Việt Nam có hai truyển thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát triển những truyền thống đó, đồng thời đem đến cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: Tinh thần dân chủ.
- Tinh thần dân chủ đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới:
+ Quan tâm tới những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than.
+Tố cáo áp bức bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt cúa mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con người.
b.
- Trong giai đoạn văn học này, xuất hiện nhiều những thể loại mới như phóng sự, lí luận phê bình văn học và những thể loại cũ có sự biến chuyển về chất như tiểu thuyết, thơ. Có thể nói, sự cách tân hiện đại hoá vể thể loại thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết và thơ.
- Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc; tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; kết cấu theo kiểu chương hồi và theo công thức; kết thúc có hậu; truyện được thuật theo trình tự thời gian; nhân vật thường phân tuyến rạch ròi; câu văn theo lối biền ngẫu,... Trong khi đó, tiểu thuyết hiện đại xoá bỏ những đặc điểm trên. Tiểu thuyết hiện đại lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết trần thuật theo thời gian tự nhiên mà rất linh hoạt; kết thúc thường không có hậu; bỏ những ước lệ, dùng bút pháp tả thực; lời văn tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày,..
- Thơ mới khác thơ trung đại ở chỗ nó phá bỏ các quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại (về niêm, luật, điển cố, hình ảnh ước lệ,...). Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân trước tạo vật, trước cuộc đời. Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của thơ trung đại, cái tôi Thơ mới được giải phóng về tình cảm, cảm xúc, đồng thời nó trực tiếp nhìn thế giới bằng cặp mắt "xanh non" khiến nó phát hiện ra nhiều điều mới lạ về thiên nhiên và lòng người.
Cách trình bày 3
a, Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo
– Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:
+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than
+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá
b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học
+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì
+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống
– Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ
+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc
+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn
Cách trình bày 4
a,
- Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là yêu nước, anh hùng và nhân đạo. Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp tục phát huy truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ.
b,
- Các thể loại văn học mới xuất hiện là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...
- Sự cách tân, hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết được thể hiện ở chỗ có sự thay đổi về hệ thống thi pháp.
- Sự cách tân, hiện đại hóa ở thơ ca: Thơ mới phá bỏ các quy phạm chặt chẽ của thơ cũ, chuyển từ cái ta chung chung sang cái Tôi cá nhân.
Cách trình bày 5
a. văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của văn học dân tộc la chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn kiền với tinh thần quốc tế vô sản.
Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.
Bên cạnh đó, văn học có đóng góp mới là của thời đại là tinh thần dân chủ: quan tâm tới con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân khổ cực, lầm rhan. Các nhà văn còn thể hiện khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi người.
b. Văn học đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu các thể loại của văn xuôi được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn
Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới. Nhóm Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm xuất sắc đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới: cách dựng truyện tự nhiên, kết cấu linh hoạt..., ngôn ngư giản dị, cảm xúc...
Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc, với các đề tài về truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo...
Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh. Cùng với phóng sự, kịch nói cũng là thể loại mới và gây được tiếng vang lớn.
Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển.
-/-
Bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.