Trang chủ

Bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 20/05/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập về thơ

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Ôn tập về thơ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

- Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây:

a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 - 1964).

c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975).

d) Giai đoạn từ sau 1975.

- Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?

Trả lời bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Tên các bài thơ theo từng giai đoạn:

- Thể hiện của mỗi tác phẩm về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người là: Các tác phẩm đã ghi lại những thay đổi về đất nước và con người qua suốt một chặng đường dài kể từ cách mạng tháng Tám đến nay.

  • Đất nước Việt Nam hiện lên hào hùng và rạng rỡ với những trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm, nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những bài thơ ấy đã giúp chúng ta thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng, vượt lên mọi khó khăn của con người Việt Nam. Đồng thời với âm hưởng ngợi ca, các tác giả đã tái hiện chân thực không khí phấn khởi, bừng bừng khí thế dựng xây đất nước sau chiến tranh.
  • Không chỉ viết về hình ảnh đất nước trong kháng chiến và công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước, các tác giả đã đi sâu khai thác những tình cảm, tư tưởng trong tâm hồn mỗi ngưòi dân Việt Nam. Đó là tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, quyết tâm sắt đá vì thông nhất, độc lập của Tổ quốc (Bài thơ về tiểu đội xe không kính); tình đồng chí đồng đội keo sơn, thắm thiết (Đổng chí). Tình yêu ấy còn bộc lộ niềm tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc (Nói vói con), thể hiện ở nguyện vọng cống hiến cho quê hương đất nước (Mùa xuân nho nhỏ). Đó là những phẩm chất cao quý trong tâm hồn những người dân Việt Nam.
  • Thơ ca từ sau 1945 còn đi sâu vào thể hiện những tình cảm cá nhân của mỗi con người. Đó là những tình cảm rất gần gũi mà cũng rất bền vững của con người: tình bà cháu, tình mẹ con… Những tình cảm thiêng liêng ấy càng trở nên thiêng liêng hơn khi nó thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn đó là tình yêu nước, khát vọng giải phóng quê hương, đất nước (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Bếp lửa…).

Trả lời ngắn gọn

Tên bài thơ tương ứng với từng giai đoạn

a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Đồng chí.

b) Giai đoạn hoà bình, sau kháng chiến chống Pháp (1955 – 1964): Đoàn thuyền đánh cá.

c) Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước: (1965 - 1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

d) Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

- Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong thời kì lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn.

  • Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
  • Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.

- Nhưng điều chủ yếu chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc:

  • Tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương
  • Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ;
  • Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập về thơ trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM