Trang chủ

Bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 10/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi các bước làm bài văn biểu cảm, soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

a) Tìm hiểu đề và tìm ý: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ về đề văn nêu ra là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?

(Gợi ý: Từ thuở ấu thơ, có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ? Đó là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em – khi em biết đi, biết nói, khi em lần đầu tiên đi học, mỗi khi em được lên lớp,…. Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy thế nào? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình.)

b) Lập dàn bài: sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c) Viết bài: hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?

d) Sửa bài: sau khi viết xong, có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?

Trả lời bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

a) Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là Nụ cười của mẹ

- Đặc điểm của nụ cười của mẹ:

  • Nụ cười yêu thương, khích lệ với từng bước đi của em: khi em mới chào đời, khi chập chững những bước đi đầu tiên, khi biết nói, khi lần đầu đi học, mỗi lần được điểm tốt...
  • Không phải lúc nào mẹ cũng cười: chỉ lúc mẹ vui khi được khen, khi em làm việc tốt, khi mẹ cảm thấy hạnh phúc
  • Lúc mẹ không cười: Khi em làm mẹ buồn lòng, lúc mẹ ốm, mệt mỏi
  • Để thấy được nụ cười của mẹ: Luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn và nghe lời để mẹ thấy vui lòng, chăm sóc mẹ thật tốt để mẹ không mệt mỏi...
  • Cảm xúc của em mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ: yêu thương, vui vẻ, hạnh phúc, cảm thấy rất ấm áp và tin tưởng vào cuộc sống

b) Lập dàn bài

Mở bài: Giới thiệu về nụ cười của mẹ và cảm xúc khái quát của bản thân

Thân bài:

- Đặc điểm nụ cười của mẹ

  • Miêu tả nụ cười của mẹ: đôi mắt mẹ nheo lại, nở nụ cười rực rỡ lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp hoặc chỉ là cười mỉm nhưng ánh mắt thì không giấu nổi niềm vui
  • Em bắt gặp nụ cười của mẹ khi nào: Khi còn bé, khi chập chững biết đi và bập bẹ tập nói; khi mẹ dắt tay em qua cánh cổng trường trong ngày đầu tiên đi học, khi em làm được việc tốt...

- Cảm xúc của em mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ

- Không phải lúc nào mẹ cũng cười: những lúc mẹ buồn, mẹ ốm, mẹ mệt, khuôn mặt mẹ tái nhợt, thiếu sức sống hoặc đôi mắt buồn buồn nhìn xa xăm...

- Em phải làm gì để luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ?

Kết bài: Khẳng định lại vai trò nụ cười của mẹ với cuộc sống của em

c) Viết bài

Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.

d) Sửa bài

Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp...

Trả lời ngắn gọn

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

- Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

- Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Ghi nhớ

Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra những đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm của bài làm.

Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM