Trang chủ

Bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 19/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe,…) được ghi lại trong đoạn trích sau:

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô rào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả ra với hắn, cười như nắc nẻ:

– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

(Kim Lân, Vợ nhặt)

Trả lời bài 2 trang 88 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong truyện Vợ nhặt:

– Các từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…

– Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

– Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…

– Các từ tình thái: có khối… đấy, đấy, sợ gì,…

Ngoài ra trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.

Cách trình bày 2

- Sự đổi vai người nói và người nghe, sự chuyển lượt lời.

- Sự phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ: cười như nắc nẻ, cong cớn, vuốt mồ hôi trên mặt cười,...

- Dùng nhiều khẩu ngữ: kìa, có... thì, có khối ... đấy, này, nhà tôi ơi,..

- Nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, câu cảm thán, câu cầu khiến,...

Cách trình bày 3

Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích Vợ nhặt:

- Sử dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, cười tít, đằng ấy…

- Miêu tả cử chỉ điệu bộ (kèm lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…

- Từ tình thái: có khối… đấy, sợ gì…

Các nhân vật luân phiên lượt lời đối thoại.

Cách trình bày 4

Đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Sử dụng nhiều từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,…

– Miêu tả nhiều cử chỉ, điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy,…

– Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…

– Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì,…

– Các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.

Cách trình bày 5

Đây là ngôn ngữ nói đã được nhà văn đưa vào văn bản truyện. Ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ của người nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: sinh động, mang tính khẩu ngữ rất rõ.

Sử dụng các từ ngữ trong ngôn ngữ nói hàng ngày như: mấy, có khối, sợ gì, nói khoác, đằng ấy, cười tít…

- Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…

- Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì…

- Miêu tả các cử chỉ điệu bộ cùng với lời nói như: đẩy vai, cười ( nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…

- Sử dụng các từ ngữ của ngôn ngữ nói: mấy (giò), nói khoác, sợ gì, đằng ấy, có khối…

- Về câu: sử dụng các kết câu trong ngôn ngữ nói: Có… thì, Đã… thì, …

- Đoạn trích còn sử dụng nhiều câu tỉnh lược: Có khối cơm trắng với giò đấy.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 88 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM