Trang chủ

Bài 2 trang 84 SGK Địa lí 11

Xuất bản: 04/05/2020 - Tác giả:

Giải bài 2 trang 84 SGK Địa lí 11: Thực hành bài 9 với nội dung so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 84 sách giáo khoa Địa lí 11 giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp:

Câu hỏi thực hành 2 Địa lí 11 bài 9: Nhật Bản

Đề bài:

Đọc các thông tin sau, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài.

- Nhờ chính sách tận dụng và khai thác triệt để những thành tựu khoa học – kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì và các nước khác, nên rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế.

Nhập khẩu

- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản,…

- Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Nguyên liệu công nghiệp: quặng, gỗ, cao su, bông, vải, len,…

Xuất khẩu- Sản phẩm công nghiệp chế biến (tàu biển, ôtô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,…) chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

- Khoảng 52% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước phát triển, trong đó nhiều nhất với Hoa Kì và EU. Trên 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, trong đó 18% thực hiện với các nước lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á

- Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

- Nhật Bản hiện chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. Giai đoạn 1995 – 2001, đầu tư của Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN với 22, 1 tỉ USD. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN.

- Từ năm 1991 đến năm 2004, ODA của Nhật Bản vào Việt Nam là gần 1 tỉ USD, chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam.

Giải bài 2 trang 84 SGK Địa lí 11

Cách trả lời 1:

Nhận xét đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:

Đường lối của kinh tế đối ngoại.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.

- Khai thác triệt để những thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì với các nước khác.

Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử thông tin..), chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

- Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), nguyên liệu công nghiệp (gỗ, cao su, bông vải, khoáng sản...) và năng lượng (than, dầu mỏ).

Bạn hàng

- Các nước phát triển: chiếm 50% tổng giá trị thương mại, chủ yếu Hoa Kì, EU, Ô-xtrây-li-a,...

- Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức.

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (vốn FDI) đứng đầu thế giới, trong đó đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tương đối lớn.

- Trong viện trợ phát triển (ODA), Nhật thuộc nước đứng đầu thế giới, đặc biệt Nhật dành tới 60% vốn này cho các nước ASEAN, riêng phần Việt Nam gần 1 tỉ USD (từ 1991 đến 2004).

Thành quả (từ 1990 đến 2004)

- Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt gần 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.

- Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ USD.

Cách trả lời 2

Đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:

- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.

- Tận dụng và khai thác triệt để những thành tựu KH-KT, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

- Một số thành tựu:

Hàng nhập khẩu

- Nông sản (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường,thịt, thủy sản…)

- Nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên…)

- Nguyên liệu thô(quặng các loại,gỗ, cao su,bông…)

Hàng xuất khẩuSản phẩm công nghiệp (tàu bển, ô tô, xe máy,sản phẩm tin học…) chiếm 99% giá trị xuất khẩu
Bạn hàng khắp các châu lục

- Khoảng 52% tổng giá trị mậu dịch thực hiện với các nước phát triển trong đó nhiều nhất với Hoa kỳ, EU

- Trên 45% tổng giá trị mậu dịch thực hiện với các nước đang phát triển trong đó 18% với các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á

Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

- Nhật Bản đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển chính thức(ODA)

- Viện trợ phát triển chính thức của Nhật bản chiếm 60% tổng viện trợ ODA quốc tế cho các nước Asean.

- Từ năm 1991 đến 2004 Nhật Bản chiếm 40% nguồn vốn ODA của các nước đầu tư vào Việt Nam

Nguồn FDITranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái sản xuất ở lại trong nước và đang phát triển mạnh ( 97 tỉ USD) năm 2004. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng nhanh và đứng đầu thế giới.

Đọc Tài Liệu vừa hướng dẫn các em giải bài 2 trang 84 SGK Địa lí 11 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị bài học ở nhà.

- Soạn Địa 11 -

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM