Trang chủ

Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 29/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cả lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!

(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, Sđd)

Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” trên là gì?

Trả lời bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.

Cách trình bày 2

Quan niệm soi đường:

– Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước chuyển trong sáng tác của nhà văn (người nông dân bước đầu biết đấu tranh)

– Tác giả tạo ra sự đối lập giữa các tuyến nhân vật nhằm tô đậm, làm nổi bật hình ảnh người nông dân phản kháng

Cách trình bày 3

Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường là:

Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước nhảy vọt trong quan niệm sáng tác của nhà văn, người nông dân trước cách mạng không chịu gục ngã trước kẻ thù xấu xa, đồi bại.

-/-

Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM