Trang chủ

Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 20/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện.

Trả lời bài 2 trang 80 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!”, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”. Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải” nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi”.

Cách trình bày 2

Trong lời nói của thầy Lí ở cuối truyện có sự đồng nhất giữa "lẽ phải" với số tiền nhận hối lộ, khiến cho “lẽ phải" có thể đo, đếm được (giống như với đồng tiền). Từ đó gây nên tiếng cười.

- Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc (Cải đút lót tiền mà vẫn bị đánh; thầy lí đã ăn tiền đút lót mà vẫn đánh người)

- Đẩy lên cao trào cho tiếng cười "òa"  ra. Ở đây có cả ngôn ngữ nói và có cả hành động của thầy lí. Một chi tiết thật tinh tế mà thâm thúy, sâu cay khi "cười" vào mặt vị đại diện cho công lí của chính quyền phong kiến ở nông thôn trước đây.

Cách trình bày 3

Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

+ Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót.

- Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc: Cải đút lót tiền mà vẫn bị bị đánh, thầy lí đánh đòn

- Truyện tạo ra tiếng cười sảng khoái khi kết truyện có cả ngôn ngữ nói và cả hành động của thầy lý:

+ Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.

Cách trình bày 4

Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện: thầy lí xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải.

=>Sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải – những ngón tay và những đồng tiền.

=>Ý nghĩa tố cáo của truyện: đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Cách trình bày 5

Tác giả dân gian đã sử dụng thành công lối chơi chữ rất độc đáo: “ phải là phải bằng hai”. Ngay trong truyện ta có thể thấy rằng cái “ phải” của thầy lí được kết hợp hài hòa giữa tính chất và số lượng.

Đó là số tiền hối lộ mà Cải và Ngô đã đưa cho thầy để xử kiện. Nếu như chỉ năm đồng của Cải và mười đồng cùng biện chè lá của Ngô thì ta cũng suy đoán ngay được lẽ “phải” nhiều sẽ về ai và tất yếu ai sẽ là người thắng kiện.

Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải’’ nhưng mười đồng là “lẽ phải gấp đôi’’, ai đưa nhiều hơn người đó sẽ thắng kiện.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM