Trang chủ

Bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 29/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiêu hồn”, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phố biến, điển hình của từng loài một.[…]

Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy nào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không.) Nếu “Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì “ Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.

(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1990)

Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

Trả lời bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Giống nhau: Đều bàn về con người.

– Khác nhau:

+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều bàn về con người ở cõi sống.

+ Bài văn Chiêu hồn bàn về con người trong lúc sống và cả lúc ở cõi chết.

Cách trình bày 2

Giống nhau: Viết về nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa

– Khác:

+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: lớp người phụ nữ, cung nữ…

+ Truyện Kiều: loại người trong xã hội (tài tử gia nhân, lưu manh ác bá, quan lại, dân thường…

+ Văn chiêu hồn: con người khi sống và lúc chết

Cách trình bày 3

Điểm giống và khác nhau

- Giống nhau:

Đều nói về những nỗi đau xót xa của những người phụ nữ

Sự đau đớn xót xa đã được thể hiện rất đặc sắc trong bài viết, nó thể hiện những nỗi lòng đau đớn về một kiếp người.

- Khác nhau:

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: bàn đến một lớp người (người phụ nữ, người cung nữ, …)

Truyện Kiều: nói đến một xã hội với nhiều kiểu người có tính cách khác nhau/

Chiêu hồn: bàn đến cả người lúc sống và lúc chết.

-/-

Bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM