Trang chủ

Bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 03/02/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hồi trống Cổ thành ngữ văn 10.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Hồi trống cổ thành của La Quán Trung chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiVì sao có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là “Hồi trống Cổ Thành

”?

Trả lời bài 2 trang 79 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Chữ "hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo.

- Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.

- Hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương Phi, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dồn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.

⇒ Vì vậy, đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ thành là rất phù hợp với nội dung đoạn trích.

Tham khảo thêmPhân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành

Cách trả lời 2:

- Dựa trên nội dung của truyện và hồi trống cất lên của Trương Phi để thể hiện tấm lòng nghĩa khí của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.

- Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi từ đó ca ngợi tình nghĩa anh em của ba anh em
Tiếng trống đó là tiếng trống minh oan chứng minh cho tấm lòng của Trương Phi

Cách trả lời 3:

Nhan đề Hồi trống Cổ thành với hình tượng hồi trống trở thành biểu tượng nghệ thuật với ý nghĩa :

- Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi.

- Gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.

- Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em : Lưu – Quan – Trương.

- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.

Với 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 2 trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết trên đây, hi vọng sẽ giúp các em hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Hồi trống cổ thành tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM