Trang chủ

Bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 28/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học chi tiết nhất.

Đề bài:

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông,…

Trả lời bài 2 trang 76 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 76 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

– Điểm:

+ Ngôn ngữ thông thường: hình nhỏ nhất, thường hình tròn, mà mắt có thể nhìn thấy.

+ Ngôn ngữ khoa học: được hiểu như phần không gian có kích thước mọi chiều bằng không.

– Đoạn thẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

+ Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

– Mặt phẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

+ Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ ản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

– Góc:

+ Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”)

+ Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm

Tương tự các từ còn lại như đường thẳng, đường tròn, góc vuông,… các bạn có thể tự giải thích và phân biệt.

Cách trả lời 2

- Đoạn thẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

+ Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

- Mặt phẳng:

+ Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

+ Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

- Góc:

+ Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; "Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà")

+ Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm

=> Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:

-  Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.

-  Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.

(Dựa vào gợi ý trên, Học sinh giải thích các từ: từ điển, đường thẳng, mặt phẳng, đoạn thẳng, góc, đường tròn, góc vuông... với hai phương diện: thuật ngữ khoa học và từ ngữ thông thường).

Cách trả lời 3

TừTừ ngữ thông thườngThuật ngữ khoa học
ĐiểmNơi chốn, địa điểmĐối tượng cơ bản của hình học
Đường thẳngĐường dài không bị giới hạn về hai phía, hai điểmCó 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau
Đoạn thẳngLà đoạn không gồ ghề, cong queo, không lệch về bên nàoĐoạn thẳng ngắn nhấn nối hai điểm với nhau
Mặt phẳngLà mặt phẳng không cong queo, gồ ghề,Tập hợp khái niệm tất cả các điểm trong không gian ba chiều
GócCó thể là một phần, một phíaPhần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm
Đường trònCó hình dáng, đường nét giống như hình tròn, có hình khối giống hình cầu hoặc hình trụTập hợp tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều điểm cho trước một khoảng cách.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 76 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM