Trang chủ

Bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 30/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Theo anh (chị), vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này. Anh (chị) hãy cho biết: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì? Hãy lựa chọn trong các vấn đề sau:

– Đề cao truyền thống đạo lí.

– Khẳng định quyền sống con người.

– Khẳng định con người cá nhân.

Qua tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), trích đoạn Chinh phụ ngâm (bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm(?)), thơ Hồ Xuân Hương, trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), các bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Thương vợ (Trần Tế Xương), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), hãy làm sáng tỏ vấn đề mà anh (chị) cho là cơ bản nhất.

Trả lời bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này trở thành mọt trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói. Chủ nghĩa nhân đạo trong gia đoạn này trở thành một trào lưu bởi trong đời sống văn học xuất hiện liên tiếp hàng loạt những tác phẩm mang nội dung nhân đạo có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương…

Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới so với các giai đoạn văn học trước: hướng vào quyền sống của con người nhất là người phụ nữ, ý thức về cá nhân: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân… (Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương, Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ…).

Ví dụ: Thơ Hồ Xuân Hương: đó là con người bản năng khao khát hạnh phúc, tình yêu, dám mạnh mẽ nói lên một cách thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ.

Cách trình bày 2

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

– Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

– Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

– Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

– Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Cách trình bày 3

- Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này trớ thành một trào lưu bởi trong đời sống văn học xuất hiện liên tiếp hàng loạt những tác phẩm mang nội dung nhân đạo có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chỉnh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,...

- Những nội dung chủ đạo chủ yếu thể hiện trong văn học giai đoạn này là:

+ Sự thương cảm trước bi kịch vă đồng cảm với khát vọng của con người;

+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người;

+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới so với các giai đoạn văn học trước:

+ Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế (Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương);

+ Ý thức về cá nhân đậm nét hơn (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân,.... qua các tác phẩm như Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du, Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương, Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ).

Cách trình bày 4

Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi: các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương ...

Những nội dung nhân đạo chủ yếu thể hiện trong giai đoạn này là:

Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.

Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới :

Văn học hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn(quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân….)

Văn học giai đoạn này đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Cụ thể qua từng tác phẩm:

Tác phẩm

Biểu hiện của nội dung nhân đạo

Tự tình

Con người ý thức về bi kịch duyên phận, về khát vọng hạnh phúc mang dấu ấn cá nhân

Thương vợ

Cảm thông, trân trọng những vất vả, hi sinh của người vợ.

Bài ca ngất ngưởng

Con người ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh cá nhân, sở thích cá nhân tự do phóng túng.

Khóc Dương Khuê

Tình bạn cá nhân rất đời thường, rất thắm thiết giữa hai người bạn.

Lẽ ghét thương

Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt xuất phá từ tấm lòng thương sâu sắc.

Tham khảo:

-/-

Bài 2 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM