Trang chủ

Bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 18/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 73 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Miêu tả trong văn bản tự sự có hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả hay không? Giữa biểu cảm trong văn bản tự sự với biểu cảm trong văn bản biểu cảm có những điểm giống nhau và khác nhau cụ thể nào?

Trả lời bài 2 trang 73 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Miêu tả trong văn tự sự là phương tiện để làm cho sự vật, con người, sự việc trở nên rõ ràng sinh động. Miêu tả trong văn miêu tả là phương thức chính để biểu hiện sự vật, hiện tượng, con người…

- Biểu cảm trong văn tự sự cũng là phương tiện để bộc lộ cảm xúc trước nhân vật, hiện tượng, sự vật. Biểu cảm trong văn biểu cảm với mục đích chính thể hiện tình cảm, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng.

- Biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự chỉ là một yếu tố, còn biểu cảm trong văn biểu cảm và miêu tả trong văn miêu tả lại là phương thức.

Cách trình bày 2

- Giống nhau: Trong cả văn tự sự, văn biểu cảm hay văn miêu tả thì miêu tả và biểu cảm cùng miêu tả hay biểu đạt thái độ của người viết.

- Khác nhau:

+ Trong văn miêu tả, văn biểu cảm: Biểu cảm và miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính để miêu tả một cách hấp dẫn, sinh động, và thể hiện những tình cảm cảm xúc thật sâu sắc, xúc động.

+ Còn trong văn tự sự thì miêu tả và biểu cảm chỉ đóng là yếu tố phụ nhưng là yếu tố không thể thiếu. Khi miêu tả trong văn tự sự thì miêu tả rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để làm nổi lên diễn biến của một câu chuyện tự sự.

Cách trình bày 3

- Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không phải khác nhau ở số lượng câu văn mà là ở mục đích sử dụng. Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động.

- Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra được sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.

- Biểu cảm trong văn tự sự cũng chính là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó cũng là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc, tránh được khô khan.

Cách trình bày 4

Miêu tả trong văn bản tự sự

Miêu tả trong văn bản miêu tả

Giống nhau

Đều phải miêu tả rõ ràng, chân thực về đối tượng.

Khác nhau

Yếu tố miêu tả là yếu tố bổ sung, yếu tố phụ khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn.

Là yếu tố chính của toàn bài viết.

Biểu cảm trong văn bản tự sự

Biểu cảm trong văn bản biểu cảm

Giống nhau

Đều phải bộc lộ được tư tưởng tình cảm của người viết.

Khác nhau

Yếu tố biểu cảm là yếu tố bổ sung, yếu tố phụ, tăng tính cảm xúc cho tác phẩm.

Là yếu tố chính.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 73 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM