Trang chủ

Bài 2 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 28/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 66 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau:

– Người nách thước kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

– Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông…

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời bài 2 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Người nách thước, kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi

Thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa thể hiện sự hung bạo, sự vô lại, vô tổ chức của bọn quan quân khi chúng kéo đến nhà Thúy Kiều trong khi gia đình nàng bị vu oan.

Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Thành ngữ Cá chậu chim lồng biểu hiện cảnh sống chật hẹp, mất tự do tuy bề ngoài có vẻ hào nhoáng, hoa mĩ.

Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Thành ngữ Đội trời đạp đất thể hiện sự ngang tàng, ý chí và lối sống tự do,không chịu khuất phục bất cứ uy quyền của Từ Hải.

Cách trình bày 2

Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị oan

Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ

Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền

Cách trình bày 3

a) Trong hai câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du:

   Người nách thước, kẻ tay đao,

   Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

Thành ngữ được sử dụng là: "Đầu trâu mặt ngựa".

=> Thành ngữ này đã biểu đạt được tính chất hung bạo, thú vật và sự vô lại, vô tổ chức của bọn quan quân khi chúng kéo đến nhà Thúy Kiều  khi gia đình nàng bị vu oan.

b) Ở hai câu: "Một đời được mấy anh hùng - Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), thành ngữ được sử dụng là "Cá chậu chim lồng".

=> Thành ngữ này đã biểu hiện được cảnh sống tù túng chật hẹp, mất tự do tuy bề ngoài có vẻ hào nhoáng, hoa mĩ.

c) Trong câu: "Đội trời đạp đất ở đời - Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông" (Truyện Kiều - Nguyền Du), thành ngữ "Đội trời đạp đất".

=> Thành ngữ đã biểu hiện được sự ngang tàng, ý chí và lối sống tự do, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào của Từ Hải.

Cách trình bày 4

Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện được tính chất hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị vu oan.

Chim lồng cá chậu: biểu hiện cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, mặc dù vẻ ngoài của cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ.

Đội trời đạp đất: biểu hiện được lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc và khuất phục trước quyền uy. Thành ngữ này thể hiện sự ngợi ca, ngưỡng mộ của Nguyễn Du đối với khí phách của Từ Hải.

-/-

Bài 2 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM