Trang chủ

Bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 04/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?

- Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

(Hồng Nguyên)

Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng)

Trả lời bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trong các đoạn thơ, đoạn văn, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi

  • Những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn
  • Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội.
Ghi nhớ

- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ dược dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

---------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 57 SGK ngữ văn 8 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM