Trang chủ

Bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 13/02/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh ngữ văn 10.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 51 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Phương pháp thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiTrong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Trả lời bài 2 trang 51 SGK văn 10 tập 2

Để có một bài thuyết minh hay đáp ứng tốt các yêu cầu của đề bài, các em cần chú ý:

- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

- Xác định mục đích thuyết minh: Thuyết minh cho bạn bè quốc tế, những người chưa biết về nghề truyền thống Việt Nam.

- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh: Gạch đầu dòng hệ thống ý sẽ trình bày.

- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy...

 Ví dụ: Thuyết minh về nghề làm gốm có thể gạch đầu dòng các ý chính sau để triển khai:

* Lịch sử hình thành

+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống

+ Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng

+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)

* Quá trình sản xuất gốm:

- Bước 1:

+ Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước (“bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3 - 4 tháng).

+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3 - 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”.

- Bước 2: Nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm.

- Bước 3: Quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam).

- Bước 4: Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga.

- Hình thành thương hiệu: Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài

Tham khảo thêmThuyết minh về một ngành thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản của địa phương

Mẫu dàn ý chung thuyết minh về nghề truyền thống

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nghề truyền thống của quê hương mà em muốn thuyết minh.

2. Thân bài

- Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống đó.

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

+ Nguồn gốc, lịch sử hình thành nghề truyền thống đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

+ Sản phẩm của nghề truyền thống đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

+ Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những "bí quyết nhà nghề" có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

+ Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? ...)

3. Kết bài

- Đánh giá khái quát vai trò của nghề truyền thống đó đối với xã hội.

Đoạn văn mẫu ngắn thuyết minh về nghề trồng lúa nước

Vốn là một nước nông nghiệp nên trồng lúa là nghề lâu đời và phổ biến nhất ở Việt Nam. Đến Việt Nam, đi đâu bạn cũng sẽ thấy những cánh đồng lúa xanh rì thời con gái hoặc chín vàng óng trải mênh mông đến ngút tầm mắt. Tâm hồn bạn sẽ dịu lại và sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái vô cùng, bao nhiêu mệt nhọc của đời sống thị thành và nhịp sống công nghiệp sẽ nhanh chóng tan biến.

Công việc chính của người nông dân Việt Nam là trồng lúa. Để có được những hạt cơm trắng tinh, thơm lừng trong bữa ăn, người nông dân đã đổ rất nhiều mồ hôi của mình xuống những luống cày. Trồng lúa có rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là dùng sức kéo của trâu, bò hoặc máy để cày đất lên. Sau đó bừa đất cho thật nhuyễn rồi cấy cây mạ xuống thành những hàng thẳng hoặc gieo ngay những hạt lúa giống đã cho nảy mầm, công việc này gọi là “sạ”. Cây lúa lớn lên là cả một quá trình chăm sóc hết sức công phu : làm cỏ, bón phân, trừ dịch bệnh... Sau ba tháng lúa bắt đầu chín, người nông dân dùng lưỡi liềm cắt lúa, dùng máy để tuốt hạt ra khỏi bông lúa. Sau đó đem phơi khô, đổ vào những thùng chứa lớn để xay gạo ăn dần cho đến vụ thu hoạch mới.

Hiện nay, nghề trồng lúa ở Việt Nam rất phát triển, máy móc đã dần dần thay thế sức người. Trồng lúa bây giờ không chỉ để thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu có giá trị, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho quốc gia. Việt Nam hiện nay là một trong những nước đứng hàng đầu trong xuất khẩu gạo của thế giới.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 51 SGK ngữ văn 10 tập 2 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Phương pháp thuyết minh trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM