Trang chủ

Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 24/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời chi tiết

– So sánh hai mở bài:

+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

=> Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.

– So sánh hai kết bài:

+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: “Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm – Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện “sự tích”. Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

Câu trả lời ngắn gọn

- Sơn Tinh, Thủy Tinh: mở bài giới thiệu tình huống truyện; kết bài mở đưa ra kết thúc câu chuyện, giải thích hiện tượng bão lụt.

- Sự tích Hồ Gươm: mở bài nêu tình huống và chủ đề truyện; kết bài kết thúc truyện bằng cách giải thích vấn đề then chốt của truyện: giải thích tên gọi Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).

Tham khảo thêm cách trình bày khác

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

  • Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài
  • Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

- Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM