Trang chủ

Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 17/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ láy

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi nghĩa của từ láy, soạn bài Từ láy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Các từ láy trong nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?

a) lí nhí, li ti, ti hí.

b) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.

Trả lời bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

a) Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí... có chung khuôn vần thường gợi những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.

b) Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có chung khuôn vần thường gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách tiếp.

Cách trình bày 2

- Nhóm a: gợi lên sự nhỏ bé của sự vật, hiện tượng về âm thanh, hình dáng. Cách tạo từ láy: dựa vào đặc tính âm thanh

- Nhóm b: từ láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau. Chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, sự thay đổi hình dạng của sự vật

Cách trình bày 3

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

  • Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
  • Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.
  • Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hỉnh dạng của sự vật
Ghi nhớ

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh).

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng mạnh so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 42 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Từ láy tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM