Trang chủ

Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 24/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sự tích Hồ Gươm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Trả lời bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

– Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.

– Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:

  • Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
  • Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
  • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
  • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.

Cách trình bày 2

Cách Long Quân cho mượn gươm:

- Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước. Chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì sáng rực lên hai chữ "Thuận thiên". Lê Lợi cùng mọi người xem gươm nhưng không ai biết đó là báu vật.

- Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi khi chạy giặc, nhận được chuôi gươm có ánh sáng lạ, lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.

- Lê Thận nâng gươm thần lên đầu, dâng cho Lê Lợi: "Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện mang xương thịt của mình theo minh công...

*  Ý nghĩa cách cho mượn gươm:

- Các nhân vật nhặt được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi, miền ngược, miền xuôi cùng đánh giặc.

- Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì "vừa như in". Điều đó có nghĩa là nguyện vọng của nhân dân và nghĩa quân trên dưới một lòng.

- Lê Lợi được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi - những chi tiết này khẳng định, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi.

Cách trình bày 3

- Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:

  • Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
  • Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc.

- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:

  • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
  • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
  • Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Ghi nhớ

Truyện Sự tích Hồ Gươm đưa ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa về Rùa Vàng, gươm thần nhằm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quật cường quật khởi và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi chống giặc Minh xâm lược. Sự tích này cũng là một trong áng văn được lịch sử hóa từ chiến thắng oai hùng của Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ở đầu thế kỉ XV.

Qua sự tích cũng nhằm giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sự tích Hồ Gươm trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM