Trang chủ

Bài 2 trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 28/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 40 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vượt thác ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vượt thác (Đoàn Giỏi) chi tiết nhất.

Đề bài: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời bài 2 trang 40 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

* Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian:

- Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa. Quang cảnh hai bên đường là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.

- Sắp đến những đoạn có nhiều thác ghềnh: vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

- Ở đoạn sông có nhiều thác dữ: “nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”.

* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì chỉ có ở vị trí này thì người quan sát mới có thể miêu tả chi tiết từng chặng đường đi của con thuyền.

>>> Tham khảo thêmĐề cương học kì 2 Ngữ văn lớp 6 bài Vượt thác

Cách trả lời 2:

- Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền):

+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ

=> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.

Cách trả lời 3:

* Cảnh dòng sông và hai bên bờ

- Trước khi vượt thác

+ Dòng sông chảy ở đồng bằng hiền hoà, êm đềm thơ mộng yên bình

+ Cánh buồm nhỏ căng phồng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon.

+ Xung quanh những bãi dâu trải bạt ngàn.

+ Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm.

+ Dòng sông khi sắp đến chân thác

+ Cảnh sắc đã có sự thay đổi trở nên hoang sơ, hùng vĩ, bí hiểm

+ Vườn tược cây um tùm.

+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.

+ Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngay trước mặt.

- Khi vượt thác

+ Cảnh thiên nhiên dữ dội, đầy đe doạ, uy hiếp tinh thần con người

+ Nước từ trển cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, chảy đứt đuôi rắn

+ Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống quay đầu chạy về phía Hoà Thước.

+ Con người phải vật lộn “Suốt buổi chống liền tay không phút hở”.

- Sau khi vượt thác

+ Cảnh sắc dần dần thay đổi

+ Từ chỗ gập ghềnh khúc khuỷu của núi rừng

+ Dòng nước cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững

+ Qua nhiều lớp núi.

+ Đến chỗ êm đềm bằng phẳng của đồng ruộng

+ Đồng ruộng lại mở ra.

* Nhận xét về vị trí quan sát

- Vị trí của quan sát là ngồi ở trên thuyền đi dọc theo dòng sông. Đây là một vị trí rất thích hợp vì:

+ Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông.

+ Vừa quan sát được viễn cảnh - lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm.

+ Cảnh vật được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình:

+ “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những hàng dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “Những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “những thác nước dựng đứng phóng từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tóm tắt ngắn gọn nhất bài Vượt thác

Bài 2 trang 40 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Vượt thác tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM