Trang chủ

Bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 26/10/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 28 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2 phần Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Đề bài

Trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

b) Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?

c) Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo?

Trả lời bài 3 trang 28 SGK văn 6 tập 2

Cách trình bày 1

a) Đoạn 1: Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, đáng thương.

Đoạn 2: Cảnh tượng thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau

Đoạn 3: Vẻ đẹp và sức sống trỗi dậy của cây gạo

b) Những từ ngữ, hình ảnh nổi bật:

– Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ…

– Đoạn 2: bủa giăng chi chít, mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm.

– Đoạn 3: chim ríu rít, tháp đèn khổng lồ, ngàn ngọn lửa, ngàn ánh nến trong xanh…

=> Người viết cần năng lực quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú, so sánh, nhận xét chính xác, đa dạng…

c) Câu văn có sự liên tưởng, so sánh độc đáo.

– “Cái chàng Dế Choắt… như một gã nghiện thuốc phiện”; “Đã thanh niên… như người cởi trần mặc áo gi-lê”.

– “…kênh rạch chằng chịt như mạng nhện”; “ cá nước bơi…như người bơi ếch”; “rừng đước…cao ngất như hai dãy trường thành”.

– “cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ…”, hàng ngàn… ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh”

=> Các hình ảnh tưởng tượng và so sánh đều đặc sắc vì nó thể hiện được chân thực, tinh tế đối tượng được miêu tả. Gợi liên tưởng thú vị, độc đáo.

Tác giả phải quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tưởng tượng phong phú mới có thể viết được như thế.

Cách trình bày 2

a)

- Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.

- Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp  thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau

- Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.

b) Những đặc điểm trên được thể hiện qua các hình ảnh và từ ngữ trong mỗi đoạn:

-  Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

-  Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.

-  Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo - tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

=> Để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

c) Những câu văn có sự tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn:

-  Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

-  Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.

-  Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh ...

=> Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên đều đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.

Cách trình bày 3

a) Đặc điểm nổi bật của :

- Đoạn 1 : Nhân vật Dế Choắt ốm yếu, xấu xí

- Đoạn 2 : Phong cảnh sông nước Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã.

- Đoạn 3 : Ngày hội xuân của bầy chim bên cây gạo đỏ.

b) Những từ ngữ, hình ảnh nổi bật:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ…

- Đoạn 2: bủa giăng chi chít, mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm.

- Đoạn 3: chim ríu rít, tháp đèn khổng lồ, ngàn ngọn lửa, ngàn ánh nến trong xanh…

=> Người viết cần năng lực quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú, so sánh, nhận xét chính xác, đa dạng…

c) Những câu văn có sự liên tưởng, so sánh:

- Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi-lê.

- Như mạng nhện, như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.

- Như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn nến xanh…

=> Nhìn chung, các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng đều đặc sắc vì nó thể hiện rất rõ, cụ thể những đối tượng và gây bất ngờ cho người đọc.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2 theo nhiều cách trình bày khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM