Trang chủ

Bài 2 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 10/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 25 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Văn bản

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 25 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:

– Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn khác (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…)

– Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.

Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét những phương diện sau:

a) Phạn vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loai văn bản.

c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

Trả lời bài 2 trang 25 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Văn bảnPhạm vi sử dụngMục đích giao tiếpLớp từ ngữ riêngKết câu trình bày
1

Nghệ thuật

Biểu thị tình cảm

Nghệ thuật

Hai phần, theo cảm xúc

2

Chính trị

Kêu gọi

Chính trị

Ba phần, logic

3

Khoa học

Trình bày tri thức, hướng dẫn kĩ năng

Khoa học

Có các phần mục rõ ràng, mạch lạc

4

Hànhchính

Đề đạt nguyện vọng

Hành chính

Theo thể thức có sẵn

Cách trả lời 2

a. Phạm vi sử dụng các văn bản:

-Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

– Các bài học môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

– Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.

– Văn bản (2) nhằm bộc lộ, tình cảm, cảm xúc.

– Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến.

– Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.

– Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c. Về từ ngữ:

– Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị.

– Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

– Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

– Văn bản (2) có kết cấu ca dao, thể thơ lục bát.

– Văn bản (3) có kết cấu 3 phần rõ ràng, mạch lạc.

– Mỗi văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục,…

– Đơn và giấy khai sinh có kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

 Cách trả lời 3

a) Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản :

- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Lớp từ ngữ riêng :

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 25 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Văn bản trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM