Trang chủ

Bài 2 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 03/10/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 202 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 202 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ngắn gọn nhất giúp các em đọc - hiểu tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Trả lời bài 2 trang 202 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 202 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Diễn biến tâm lí của bé Thu trong lần cuối gặp cha:

- Lúc đầu, vì không nhận ra cha mình, không thừa nhận ông Sáu là cha nên bé Thu lạnh nhạt, không chịu gọi "ba", khước từ sự chăm sóc của ông. Ông Sáu càng mừng vui, vồ vập thì bé Thu càng ngờ vực, lảng trảnh. Đó là phản ứng tâm lí tự nhiên bởi bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha mình và kiêu hãnh về một người cha “khác” – người chụp ảnh chung với má mình.

- Khi nhận ra và tin ông Sáu là cha, tình cảm, thái độ của bé Thu đột ngột thay đổi: bé cất tiếng thét lên: “Ba...a...a...ba!. “Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc", "Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó giang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run. Giờ phút chia tay, tình yêu, nỗi mong nhớ ba dồn nén bấy lâu và cả sự hối hận nữa đã được bé Thu thể hiện thật mạnh mẽ, nồng nhiệt.

- Qua biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu đối với người cha, tác giả thể hiện rõ tính cách của bé: cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng dứt khoát, rạch ròi, mạnh mẽ và sâu sắc. Tuy nhiên, bé Thu vẫn có nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Cách trình bày 2

- Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Bé Ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. Bé nhìn ba như người xa lạ, mặt tái đi chạy đi kêu má làm cho ông Sáu rất đau khổ.

- Sau đó, bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ăn nói cộc lốc, trống không với ba. Đỉnh điểm của hành động ngang bướng, kiên quyết không chịu nhận ba của bé Thu là trong bữa ăn gia đình, bé Thu đã hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát mình.

- Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba. Lúc thấy ba chuẩn bị ra đi khuôn mặt bé Thu buồn rầu nghĩ ngợi xa xăm, đằng sau đôi mắt ấy xáo trộn biết bao ý nghĩ. Hình ảnh bé Thu chạy lại nhận ba vào giây phút ông Sáu lên đường là chi tiết cảm động nhất của truyện ngắn này.

- Qua những hành động, suy nghĩ của bé Thu, người đọc càng thêm xúc động về tình cha con. Bé Thu không chịu nhận ba bởi vì rất yêu ba, người ba trong tiềm thức, suy nghĩ của bé Thu không hề giống với người ba thực tại. Vì vậy hành động chống đối chính là sự bảo vệ hình ảnh người cha trong trái tim mình. Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, em đã bật khóc nghẹn ngào, hôn ba nó cùng khắp, cổ, vai và kể cả vết thẹo dài trên má.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện. Nhà văn như hoá thân vào trong nhân vật để biểu hiện những diễn biến tâm lí của một cô bé tám tuổi một cách chân thật xúc động.

Cách trình bày 3

- Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng:

+ Trước khi nhận ra cha : ngơ ngác, sợ hãi khi mới gặp cha, tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má. Bướng bỉnh ương ngạnh khi ở nhà với cha.

+ Khi nhận ra cha : trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Lúc thấy cha chuẩn bị ra đi, khuôn mặt bé Thu nghĩ ngợi xa xăm, rồi chạy tới ôm cha thắm thiết.

- Tính cách bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí : Miêu tả diễn biến tâm lí thành công, từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ yêu thương do bị dồn nén. Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Cách trình bày 4

Diễn biến tâm lý của bé Thu trong lần cuối gặp cha:

- Bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu:

+ Ông Sáu cố gần, vồ vập thì Thu càng lạnh nhạt

+ Thu không nhận ra ba bởi vết thẹo trên má khác với bức hình ba chụp với má

→ Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng hết sức hồn nhiên và đáng yêu

- Bé Thu khi nhận ra cha:

+ Thay đổi thái độ, đột ngột cất tiếng kêu thét lên

+ Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa

+ Nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai của nó run run

→ Tình yêu thương ba được dồn nén bấy lâu nay được thể hiện mạnh mẽ

Qua biểu hiện tâm lí và hành động tác giả thể hiện rõ tính cách của bé Thu rõ ràng, mạnh mẽ, có tình yêu thương ba sâu sắc.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 202 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM