Trang chủ

Bài 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 26/11/2019 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 201 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 201 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài tình yêu và thù hận của W. Sếch-xpia với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.

Đề bàiTìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.

Trả lời bài 2 trang 201 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

- Những cụm từ chứng tình yêu của Rô-me-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

+ Lời thoại của Rô-mê-ô: nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em,...

+ Lời thoại của Giu-li-ét:... em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi... chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em như thế nào ...

Tham khảoPhân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Cách trả lời 2

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch, được thể hiện qua các chi tiết:

- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.

- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu.

- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là sợ sẽ không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận...

⟹ Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận, quyết tâm xây đắp tình yêu.

Cách trả lời 3

Tình yêu của Rô - mê - ô và Giu-li-et diễn ra trong hai hoàn cảnh dòng họ có mối thù hận truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-et đến năm lần. Cả hai đều nhận thức được cái tình cảnh oái oăm, cái hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.

Sự nhận thức đó dẫn đến lời độc thoại của Giu-li-et như là một sự băn khoăn day dứt, một sự dằn vặt thể hiện tâm trạng rối bời trước hoàn cảnh éo le “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...”. Trong khi đó, tâm trạng của Rô-mê-ô đơn giản hơn nhiều: Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em... Chàng đã yêu, đã được đáp lại tình yêu và đi tới dứt khoát khẳng định tình yêu, sẵn sàng từ bỏ dòng họ, từ bỏ tên họ mình.

Cách trả lời 4

- Tình yêu của Ro-mê-o và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

+ Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người

+ Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu

+ Ro-mê-o quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-et

→ Cả hai đều hiểu, và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêu

- Những cụm từ thể hiện tình yêu của hai người trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.

+ Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

+ Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.

+ Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Romeo nữa.

Xem thêm

Bài 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng...

Bài 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-et để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.

Trên đây là 4 cách trả lời bài 2 trang 201 SGK ngữ văn 11 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tình yêu và thù hận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM