Trang chủ

Bài 2 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 05/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 192 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà ngữ văn 12.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 192 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất.

Đề bàiTrong thiên tùy bút, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa được một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo.

Trả lời bài 2 trang 192 SGK văn 12 tập 1

Cách trả lời 1:

Các biện pháp nghệ thuật được tác giả dùng để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo là:

– Lối so sánh độc đáo: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..

– Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

– Phép nhân hóa: mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt lá xanh lè..

→ Sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đã tái hiện cảnh tượng của một sông Đà hùng vĩ, dữ dội.

Cách trả lời 2:

Để khắc họa hình tượng sông Đà như một con sông hung bạo, tác giả có sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh:

- Biện pháp so sánh:

    + Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

    + Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá… như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

    + Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

- Biện pháp nhân hóa:

+ Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

→ Các biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả.

Cách trả lời 3:

Con sông Đà hung bạo thấm vào từng chi tiết rất nhỏ như cái hút nước, tiếng thác, thạch trận,… Ngòi bút của Nguyễn Tuân đã vô cùng điêu luyện và tài nghệ để làm nổi bật sự kì vĩ, dữ dằn của dòng sông Tây Bắc.

- Miêu tả thác đá, tác giả chọn cách so sánh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" → giúp người đọc hình dung đầy đủ về sự kì vĩ của thác đá.

- Miêu tả cảnh đá bờ sông dựng vách thành, Nguyễn Tuân dựng nên một không gian cao vút, sâu thẳm mà lại thật nhỏ, thật hẹp.

- Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn vận dụng tối đa các giác quan để thu nhận nét kì vĩ của thác đá.

+ Cảnh ghềnh Hát Loóng được tác giả miêu tả bằng việc đưa ra hàng loạt mệnh đề “nước xô đá, đá xô sóng… nợ xuýt”.

+ Cách miêu tả cái hút nước của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm nhận đây không phải là một vật thể mà như một sinh thể sống động cựa mình, vận động mạnh mẽ, dữ dội.

=> Thác và thác nước cũng được Nguyễn Tuân miêu tả ở những cung bậc khác nhau nhưng đồng điệu với cung bậc tính cách và tâm trạng của con người: oán trách, van xin, khiêu khích, gằn, chế nhạo… Độ âm vang của tiếng thác nước từ xa đến gần được miêu tả sinh động, lúc mơ hồ, réo rắt như là oán trách, van xin, khi mạnh mẽ, gầm rú, kêu những tiếng kêu khiêu khích, hằn học, chế nhạo.

Tham khảoPhân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 192 SGK ngữ văn 12 tập 1 được do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Người lái đò sông Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM