Trang chủ

Bài 2 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 26/11/2019 - Cập nhật: 07/09/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 171 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vi hành ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 171 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.

Đề bàiMột trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

Trả lời bài 2 trang 171 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

- Tình huống truyện độc đáo: tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này.

- Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định: tố cáo bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định. Ông ta chỉ là một trò hề, một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp. Vì thế, dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Tham khảoPhân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Cách trả lời 2

- Tác giả đã tạo dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo và oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhầm tưởng nhân vật “tôi” - một người An Nam bình thường là vua Khải Định đang thực hiện chuyến “vi hành”.

- Tình huống này có vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề của truyện: sự nhầm lẫn này đã lật tẩy chiêu trò của vua Khải Định cũng như bọn thực dân phong kiến trong việc bắt tay và hợp tác, cũng như sự tung hô của thực dân đối với vị vua bù nhìn này.

- Từ tình huống truyện nhầm lẫn mang tính trào phúng này, tác giả đã mượn lời đối thoại giữa các nhân vật để đã miêu tả hình ảnh Khải Định, vì thế nhân vật hiện lên vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước. Đặc biệt qua những lời bình luận về hoàng đế An Nam Khải Định, nhân vật “tôi” tình cờ hiểu được rất nhiều điều. Và thế là, dù không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của vị vua Khải Định vẫn hiện lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Cách trả lời 3

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm:

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

-> Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ. Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm.

Cách trả lời 4

- Tác giả xây dựng tình huống nhầm lẫn (đôi nam nữ Pháp hiểu nhầm tôi là Khải Định).

- Tác dụng của tình huống truyện:

+ Tạo sự khách quan trong đánh giá Khải Định.

+ Chế giễu, đả kích sự lố bịch, bản chất bù nhìn, tính chất một thứ đồ chơi của Khải Định.

Xem thêm

Bài 3 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định...

Bài 1 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn "Vi hành" ?

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Vi hành tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM