Trang chủ

Bài 2 trang 16 SGK Địa lí 11

Xuất bản: 01/09/2020 - Tác giả:

Bài 2 trang 16 SGK Địa lí 11 với nội dung giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương

Hướng dẫn trả lời bài 2 trang 16 sách giáo khoa Địa lí 11 giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp:

Bài tập 2 Địa lí 11 bài 3

Đề bài: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu, hành động địa phương".

Cùng xem tài liệu dưới đây để trả lời câu hỏi em nhé:

Giải bài 2 trang 16 SGK Địa lí 11

Cách 1:

Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu, hành động địa phương ngắn gọn: Một vấn đề môi trường tuy xảy ra ở một nơi nào đó, nhưng phạm vi lan toả có tính toàn cầu, hoặc khu vực. Khi xem xét một vấn đề môi trường, cần đặt nó trong phạm vi rộng lớn (nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). Tuy nhiên, để giải quyết một vấn đề môi trường tại một nơi nào đó, thì chính những người sống tại chỗ phải nỗ lực liên tục, thường xuyên, chứ không thể nhờ vào những người ở nơi khác đến.

Cách 2

Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải "tư duy toàn cầu, hành động địa phương"

- Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

Cách trả lời 3

Thế nào là “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”:

- Tư duy toàn cầu: nghĩa là môi trường trên Trái Đất là một thể thống nhất, có tác động và ảnh hưởng đến nhau mạnh mẽ. Vì vậy,  việc bảo vệ môi trường không đơn giản chỉ là bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống, mà còn góp phần lớn trong bảo vệ Trái Đất. Ngược lại khi xả thải vào môi trường, điều đó không chỉ làm hư hại khu vực mình sinh sống, về lâu dài sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến cả khu vực lớn xung quanh, nguy hiểm hơn là cả một lãnh thổ, quốc gia.

- Hành động địa phương:

+ Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, không phải của riêng ai, của riêng quốc gia nào. Vì vậy cần thiết có sự chung tay của tất cả mọi người trên Trái Đất.

+ Điều đó đồng nghĩa rằng, mỗi người chúng ta là những công dân toàn cầu, chúng ta cần có ý thức hành động từ những việc nhỏ trong cuộc sống của mình: đổ rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tắt điện trước khi ra ngoài, sử dụng tiết kiệm nước, đi xe bus….

Xem thêm bài tiếp theo: Bài 3 trang 16 SGK Địa lí 11

Đọc Tài Liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 16 SGK Địa lí 11 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị bài học ở nhà.

- Soạn Địa 11 -

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM