Trang chủ

Bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 05/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 158 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận chi tiết nhất.

Đề bài:

Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ. Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời bài 2 trang 158 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 158 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Vận dụng kết hợp phương thức thuyết minh trong văn nghị luận:

– Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức nghị luận để khẳng định sự cần thiết của chỉ số GNP bên cạnh chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hằng năm của người Việt Nam.

– Bên cạnh đó, người viết còn vận dụng kết hợp yếu tố thuyết minh ở những kiến thức mà bài viết cung cấp cho người đọc về GDP và GNP.

→ Tác dụng: đem lại những tri thức khoa học giúp người đọc hiểu biết rõ ràng đúng đắn hơn về vấn đề đang nêu ra bàn bạc.

Cách trả lời 2

Đây là một phương thức biểu đạt quan trọng, rất cần được vận dụng kết hợp trong bài văn nghị luận để tăng hiệu quả biểu hiện và sức thuyết phục của nó.  Thuyết minh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bài nghị luận. Nhờ có sự vận dụng kết hợp thuyết minh hai thuật ngữ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà lập luận bài viết trở nên rõ ràng, chặt chẽ, luận điểm nêu lên được sáng tỏ, có sức thuyết phục đối với người đọc, với những con số rõ ràng, chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.

Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:

Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.

Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

Cách trả lời 3

- Thuyết minh là trình bày. Giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chỉ tiêu GNP (bên cạnh GDP).

Để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục, ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận, người viết còn vận dụng thao tác chứng minh, với những con số rõ ràng, chính xác chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.

-  Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.

+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

Cách trả lời 4

Vận dụng kết hợp phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận.

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

+ Đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP).

+ Tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết, tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: ngoài kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP.

– Ý nghĩa và tác dụng của thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại hiểu biết thú vị.

+ Mang lại thông tin cụ thể, chính xác của vấn đề khoa học.

***

Bài 2 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM