Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh).
Đề bài: Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét khẩu khí của tác giả.
Trả lời bài 2 trang 150 SGK văn 8 tập 1
Cách trả lời 1
- Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa là:
+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.
+ Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).
- Giá trị nghệ thuật: giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.
- Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.
Tham khảo: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Cách trả lời 2
Bốn câu thơ đầu của bài thơ diễn đạt hai tầng nghĩa.
- Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
- Tầng nghĩa thứ hai (lớp nghĩa tưởng tượng): khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
+ Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.
+ Nghệ thuật: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mềm "bạch diện thư sinh" ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.
+ Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.
=> Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vì đại nghĩa ở đời.
Cách trả lời 3
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:
+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn
+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
- Khẩu khí của tác giả:
+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục.
Cách trả lời 4
- Những tầng ý nghĩa: tả thực và tượng trưng ở 4 câu thơ đầu bài thơ:
+ Câu thơ "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" vừa gợi hình ảnh người anh hùng đứng giữa đất trời Côn Đảo vừa thể hiện quan niệm truyền thống về chí nam nhi: gánh vác trách nhiệm lớn, đầu đội trời, chân đạp đất, hiên ngang, làm trụ cột,..
+ Các hình ảnh "làm cho lở núi non; xách búa, đánh tan, năm bảy đống; ra tay, đập bể, mấy trăm hòn" vừa tả thực công việc đập đá vừa gợi ra vóc dáng, sức mạnh phi thường của một dũng sĩ.
- Giá trị nghệ thuật của hai câu thơ đó:
+ Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh trở thành người có tầm vóc phi thường
+ Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của công việc cũng như những khó khăn người tù trải qua.
- Khẩu khí của tác giả thể hiện một khí phách ngang tàn, không bị khuất phục trước hoàn cảnh, Phan Châu Trinh như đang chinh phục mọi thử thách.
Xem thêm
Bài 1 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một việc như thế nào?
Bài 3 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Đập đá ở Côn Lôn tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !