Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 15 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy cho biết:
a) Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổ, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp,…?)
b) Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hằng ngày…?)
c) Nội dung giao tiếp (thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d) Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phái người đọc)?
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật? (Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học nào? Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao?)
Trả lời bài 2 trang 15 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
a) Các nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả bài viết, người có vốn hiểu biết sâu rộng, có trình độ chuyên môn về văn học.
+ Người học: học sinh lớp 10.
b) Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, diễn ra trong lớp học.
c) Nội dung giao tiếp: thuộc lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học sử, về tổng quan nền văn học Việt Nam, bao gồm những bộ phận và tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
d) Mục đích giao tiếp:
→ Đối với người viết: cung cấp tri thức về tổng quan nền văn học Việt Nam cho học sinh.
→ Đối với người đọc, người học: hiểu biết thêm về tổng quan nền văn học Việt nam.
e) Đặc điểm về ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: dùng nhiều ngôn ngữ thuộc ngành văn học, có kết cấu rõ ràng, bao gồm những mục lớn nhỏ mạch lạc, có nhấn nhá, điểm diện.
Cách trình bày 2
a. Các nhân vật giao tiếp:
– Người viết SGK: có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học.
– Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch theo nội dung chương trình đào tạo. Nó được tiến hành trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc dân.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.
– Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
– Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.
+ Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:
– Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức tổng quan về nền văn học Việt Nam.
– Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn.
Cách tổ chức văn bản: kết cấu thành các phần mục mạch lạc, rõ ràng; các đề mục lớn, nhỏ; các luận điểm,… đều được đánh dấu và trình bày sáng rõ.
Cách trình bày 3
a. Các nhân vật giao tiếp
Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ giáo sư, tiến sĩ đến học sinh lớp 10 THPT.
b. Hoàn cảnh: Nhà trường, có chương trình, có tổ chức, kế hoạch dạy học.
c. Nội dung
Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác họa tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung nghệ thuật của văn học Việt Nam.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp
- Về phía người viết: Cung cấp chữ HS những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.
- Về phía HS: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
e. Phương tiện ngôn ngữ có đặc điểm nổi bật là dùng phương pháp khoa học phối hợp với thuyết minh, trong đó chủ yếu là phong cách khoa học. Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách mạch lạc, chặt chẽ...
Cách trình bày 4
a. Các nhân vật giao tiếp:
- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.
- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.
c.
- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.
- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.
- Các vấn đề cơ bản:
+ Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.
+ Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.
+ Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:
- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.
- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ:
Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức.
Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.
Cách trình bày 5
a. Nhân vật giao tiếp diễn gồm:
+ Tác giả của cuốn sách giáo khoa (người viết) có hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học.
+ Học sinh (người đọc), có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.
b. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch của nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học.
Đề tài là những nét "Tổng quan văn học Việt Nam".
Nội dung giao tiếp trên gồm 3 vấn đề cơ bản là:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;
+ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích:
+ Người viết: Trình bày một cách tổng quan các vấn đề của văn học Việt Nam.
+ Người nghe: Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử. Đồng thời cũng qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm nổi bật:
+ Phương tiện ngôn ngữ : sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành văn học.
+ Cách thức giao tiếp : dùng văn phong khoa học, cách viết rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
+ Kết cấu văn bản rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng và dễ hiểu.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 15 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !