Trang chủ

Bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 149 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy chi tiết nhất.

Đề bài:

Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 149 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 149 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Tình cảm sâu nặng của tác giả với người bà:

– Hình ảnh bà tảo tần: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng gà ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng

– Cảm xúc của tác giả khi nghĩ về bà ngoại

+ Thấu hiểu những nỗi cơ cực và tình yêu thương của bà: thể hiện lòng yêu thương, tôn kính bà ngoại

+ Sự ân hận, xót xa khi muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

Cách trả lời 2

Tình thương sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện qua những từ ngữ và hình ảnh cụ thể:

– Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, ghánh trè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.

→ Lam lũ, tần tảo, vất vả.

– Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:

+ “Đâu biết”: vô tâm, chưa thấu được nỗi vất vả của bà.

+ “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.

+ “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả

+ “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.

→ Vô tư không nhận ra thấy những nỗi vất vả của người bà.

– Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính

+ Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”

→ Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ khô”

=> Sự trưởng thành của người cháu.

Cách trả lời 3

- Hình ảnh người bà tần tảo nuôi đứa cháu mồ côi, đã hi sinh tất cả để che chở, nuôi dưỡng cháu thành người đã được Nguyễn Duy tái hiện lại thật xúc động.

- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng...

- Bà là người đã vất vả, hi sinh cả cuộc đời để kiếm cho cháu bát cơm sống qua ngày, rồi càng xúc động hơn khi chiến tranh khốc liệt bà vẫn chắt chiu từng phần của dong riềng cho cháu. Một tình thương yêu bao la mà Nguyễn Duy không thể tả hết được.

- Khi nhà thơ nghĩ về bà ngoại của mình đã thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà đối với mình cao cả như thế nào. Ông đã thể hiện tình yêu thương sự tôn kính và lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

- Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

Câu thơ vang lên như tiếng khóc nức nở của một đứa cháu nhỏ khi đã xa quê hương đi chiến đấu đợi ngày chiến thắng trở về, vậy mà bà đã đi xa. Giọt nước mắt hối hận muộn màng, trái tim như bị thắt lại khi nhớ về bà ngoại của mình, giờ đây gương mặt bà chỉ còn hiện trong kí ức của ông và sẽ không bao giờ được gặp bà nữa. Nỗi đau ấy Nguyễn Duy không dấu được và đã nhỏ lệ trên những trang thơ của mình khiến người đọc không khỏi xúc động và đồng cảm với nỗi mất mát của nhà thơ.

Tham khảo thêm: Cảm xúc về bài thơ Đò Lèn - Nguyễn Duy

***

Bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM