Trang chủ

Bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 11/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Lập dàn ý phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Trả lời bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tham khảo một số cách làm bài dưới đây

Cách trình bày 1

a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

- Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

- Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

- Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

- Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

- Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

- Cảm nghĩa về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương.

Cách trình bày 2

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nghĩ khái quát của bản thân về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Thân bài:

- So sánh cảm hứng trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch với bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) của Hạ Tri Trương

  • Tĩnh dạ tứ là cảm xúc của một người con xa quê nhớ về quê nhà khi nhìn ngắm ánh trăng trong đêm khuya thanh tĩnh
  • Hồi hương ngẫu thư là sự xót xa, cay đắng của người con khi đứng ngay trên mảnh đất của quê hương mình mà lại bị xem như một người "khách" - một kẻ hoàn toàn xa lạ.

- Sự thay đổi của người con xa quê sau 50 năm dốc sức gây dựng sự nghiệp: thành tiến sĩ, làm quan và sống tại kinh đô Trường An, được vua, thái tử và quan lại trong triều yêu quý, kính trọng; mọi thứ thay đổi, chỉ duy nhất tấm lòng và giọng quê của ông là không thay đổi.

- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ khiến cho con người ấy vừa buồn cười, vừa đau lòng: Tấm lòng thủy chung, ân nghĩa với quê hương lại bị phủ nhận bởi chính câu hỏi hồn nhiên kia khiến cho tác giả thấy hụt hẫng, buồn rầu.

Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về bài thơ

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trong chương trình soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM