Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản, soạn bài Bếp lửa chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?
Trả lời bài 2 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.
Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
...
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
Trả lời ngắn gọn
Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu
- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh
- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu
- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu
- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương
- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm
→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà
Tham khảo thêm cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 145 SGK
Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: Trong kí ức của cháu, đoạn đời đói khổ năm 4 tuổi hiện lên thật cụ thể với cảm giác đói mòn đói mỏi với hình ảnh bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Thành ngữ đã diễn tả cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức và hình ảnh con ngựa gầy rạc gợi những nỗi ám ảnh xót xa về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Chỉ có một ấn tượng sâu đậm nổi lên trong lòng nhà thơ - ấn tượng về khói bếp: quen mùi khói, khói hun nhoèn mắt, sống mũi còn cay…
- Tuổi thơ ấy còn có cái gian khổ của thời kì kháng chiến chống Pháp: Năm giặc đốt làng….Mẹ cùng cha công tác không về... Đây là hoàn cảnh điển hình của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến và tuổi thơ cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang của bà. Bên bếp lửa, bà hay kể chuyện những ngày ở Huế, chuyện đời thực ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa….Rồi bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…Hình ảnh người bà càng hiện lên rõ nét với những phẩm chất cao quý, bà luôn bình tĩnh, vững lòng, vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi công tác được yên lòng.. bà dặn cháu…Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
- Sự kết hợp hài hoà yếu tố biểu cảm – tự sự - miêu tả đã khiến cảm xúc không chỉ miên man mà còn là những dấu ấn rất đậm, rất sống về người bà. Lời người bà vẫn văng vẳng bên tai, vẫn đinh ninh trong lòng cháu. Người cháu trong bài thơ Bếp lửa tuy phải sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng vẫn thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà.
Hoặc
Kỉ niệm của người cháu về người bà được hồi tượng lại:
– Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
– Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
– Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
– Bà an ủi, động viên cháu khi giặc đốt nhà. Dặn dò cháu không được kể chuyện này cho bố sợ bố lo lắng
Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.
-------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Bếp lửa tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.