Bài 2 trang 144 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 20/11/2019 - Cập nhật: 29/11/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 144 SGK Ngữ văn 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 144 sách giáo khoa Ngữ văn 6 phần đọc hiểu soạn bài Con hổ có nghĩa (truyện trung đại Việt Nam).

Đề bàiVới văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa

” mà không phải là “Con người có nghĩa”?

Trả lời bài 2 trang 144 SGK văn 6 tập 1

Cách trả lời 1

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá.

Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Tham khảoKể tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa

Cách trả lời 2

- Trong văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng con hổ như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn mang nhiều tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con...

- Nếu người viết dùng con người để nói về cái nghĩa thì chắc chắn ý nghĩa giáo dục của truyện sẽ giảm đi phần sâu sắc. Hổ là một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo nhưng nó vẫn có nghĩa thì huống hồ gì con người?

Cách trả lời 3

- Truyện chủ yếu dùng biện pháp nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng hư cấu, biện pháp nhân cách hoá - con vật có tính cách, tình cảm như con người. Hiện thực và lãng mạn đan xen làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.

- Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.

Cách trả lời 4

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

+ Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

+ Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.

Xem thêm

Bài 3 trang 144 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần (người huyện Đông Triều) với con hổ thứ nhất và giữa bác tiều (ở huyện Lạng Giang) với con hổ thứ hai?...

Bài 4 trang 144 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 144 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Con hổ có nghĩa tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop